Liêm Pha tự trói nhận tội

Tần Chiêu Tương Vương quyết tâm buộc Triệu khuất phục, liên tiếp đưa quân xâm nhập biên giới Triệu, chiếm một số đất đai. Năm 279 trước Công nguyên, ông lại giở thủ đoạn khác, mời Triệu vương tới Miễn Trì (nay ở phía Tây huyện Miễn Trì, Hà Nam) thuộc đất Tần để hội kiến. Lúc đầu, Triệu Huệ Văn Vương sợ bị bắt giữ, không muốn đi. Nhưng đại tướng Liêm Pha và Lạn Tương Như lại cho rằng nếu không nhận lời đi thì tỏ ra là mình yếu.

Cuối cùng Triệu Huệ Văn Vương đành mạo hiểm nhận lời, đem theo Lạn Tương Như cùng đi, để Liêm Pha ở nhà giúp thái tử phòng thủ đất nước.

Để đề phòng bất trắc, Triệu Huệ Văn Vương còn cử đại tướng Lý Mục đem năm ngàn quân hộ tống, và tướng quốc Bình Nguyên quân đem mấy vạn quân tiếp ứng ở biên giới.

Đến kỳ hạn, Tần Vương và Triệu Vương hội kiến ở Miễn Trì, cùng dự tiệc rượu, vui vẻ đàm đạo.

Tần Chiêu Tương Vương uống mấy cốc rượu, có ý say nói với Triệu Huệ Văn Vương: “Nghe nói nhà vua giỏi đánh đàn sắt, xin đánh một khúc để góp vui”. Nói xong, bảo tả hữu đưa đàn sắt đến. Triệu Huệ Văn Vương không thể từ chối, đành miễn cưỡng dạo một khúc.

Sử quan nước Tần liền ghi chuyện đó vào sách, và đọc lên: “Ngày… tháng… năm… vua Tần và vua Triệu hội kiến ở Miễn Trì, vua Tần hạ lệnh cho vua Triệu đánh đàn sắt”.

Triệu Huệ Văn Vương giận tím mặt. Ngay lúc đó, Lạn Tương Như bưng đến một cái phẫu (một thứ đồ đựng bằng gốm, có thể dùng làm nhạc cụ gõ), quì dâng lên Tần Chiêu Tương Vương, nói: “Vua Triệu nghe nói vua Tần rất giỏi chơi nhạc cụ Tần, ở đây có cái phẫu, xin mời đại vương gõ mấy cái giúp vui”.

Tần Chiêu Tương Vương biến sắc, không chịu làm theo.

Lạn Tương Như phẫn nộ nói: “Đại vương đã xúc phạm người khác thái quá. Binh lực của nước Tần tuy mạnh, nhưng chỉ trong năm bước chân, tôi có thể tưới máu mình lên người đại vương”.

Tần Chiêu Tương Vương thấy khí thế của Lạn Tương Như như vậy, đành cầm dùi gõ lên cái phẫu mấy cái.

Lạn Tương Như quay lại, gọi sử quan của nước Triệu mở sách ra ghi lại sự kiện đó, nói: “Ngày… tháng., năm… Triệu Vương và Tần Vương hội kiến ở Miễn Trì, Tần Vương đã gõ phẫu cho Triệu Vương nghe”.

Untitled

Các đại thần của Tần Vương thấy Lạn Tương Như dám xúc phạm Tần Vương như thế, không chịu kém, cử người đứng lên nói: “Đề nghị Triệu Vương cắt mười lăm toà thành làm lễ mừng thọ Tần Vương”.

Lạn Tương Như lập tức đứng dậy nói: “Đề nghị Tần Vương cắt thủ đô Hàm Dương làm lễ mừng thọ Triệu Vương”.

Tần Chiêu Tương Vương thấy không khí căng thẳng, lại được biết nước Triệu mang nhiều binh mã đóng gần đó, nếu sử dụng vũ lực, sợ không có lợi, liền quát các đại thần: “Hôm nay là ngày hai quốc vương cùng vui với nhau, các người không nên nói nhiều”.

Cuộc hội kiến do đó kết thúc mà không xảy ra chuyện gì.

Lạn Tương Như hai lần sang Tần, giữ được quốc thể cho Triệu, lập công lớn. Triệu Huệ Văn Vương hết sức tín nhiệm Lạn Tương Như, phong ông làm Thượng khanh, địa vị cao hơn đại tướng Liêm Pha.

Liêm Pha không phục, nói riêng với môn khách của mình: “Ta là đại tướng của Triệu, lập bao công lao hãn mã. Lạn Tương Như thì có gì ghê gớm, mà lại vượt lên đầu ta. Hầy! Ta mà gặp Lạn Tương Như, sẽ làm cho hắn ta mất mặt cho coi”.

Câu nói đó tới tai Lạn Tương Như. Lạn Tương Như liền cáo bệnh không vào triều.

Một hôm, Lạn Tương Như có việc cùng môn khách ngồi xe đi ra ngoài. Thật là oan gia tương ngộ, thấy từ xa có xe ngựa của Liêm Pha rầm rập đi tới. Lạn Tương Như vội bảo người đánh xe rẽ quặt vào một ngõ hẻm để tránh đường, để xe ngựa của Liêm Pha đi trước.

Việc đó khiến các môn khách của Lạn Tương Như rất bực bội. Họ đều trách Lạn Tương Như về hành động hèn nhát đó.

Lạn Tương Như hỏi họ: “Các ông xem, giữa tướng quân Liêm Pha và Tần Vương thì ai có thế lực lớn hơn?”.

Mọi người đều nói: “Tất nhiên là Tần Vương có thể lực lớn hơn”.

Lạn Tương Như nói: “Đúng như vậy. Chư hầu trong thiên hạ đều sợ Tần Vương. Thế mà ta dám trực diện trách mắng ông ta để bảo vệ nước Triệu. Tại sao ta lại sợ tướng quân Liêm Pha? Bỏi vì ta nghĩ rằng, nước Tần lớn mạnh không dám xâm phạm nước Triệu, bởi vì có ta và tướng quân Liêm Pha. Nếu hai người chúng ta bất hoà, nước Tần biết tin, sẽ nhân cơ hội lại xâm phạm nước Triệu. Chính vì điều đó mà ta phải nhún nhường”.

Có ngưòi đem lời đó nói lại cho Liêm Pha. Liêm Pha rất hổ thẹn, liền để mình trần, quấn dây gai, tới nhà Lạn Tương Như nhận tội. Ông nói với Lạn Tương Như: “Tôi là một kẻ thô lỗ, thiếu kiến thúc, bụng dạ hẹp hòi. Ngờ đâu lại được ngài đối xử rộng lượng như vậy. Tôi rất lấy làm hổ thẹn, xin tình nguyện chịu sự trách phạt của ngài”.

Lạn Tương Như vội đỡ Liêm Pha dậy, nói: “Hai chúng ta đều là đại thần của nước Triệu. Tướng quân đã thông cảm, tôi muôn phần cảm kích, đâu dám nhận lễ của tướng quân nữa”.

Hai người đều cảm động rơi nước mắt. Từ đó, họ trở thành bạn bè thân thiết.

Trong lịch sử và văn học Trung Quốc, người ta gọi điển tích đó là “Tướng tướng hòa” (Tướng võ và tướng văn hòa hợp, đoàn kết với nhau).

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận
Chính
Chính
05/07/2020 1:50 chiều

Gõ sai dấu câu be bét… Thật sự là rẻ tiền