Sự Ngu Xuẩn Của Tống Tương Công

Tống Tương Công thấy nước Tề có nội loạn, nên thông tri cho các nước chư hầu, yêu cầu họ cùng hộ tống Công tử Chiêu về Tề lên ngôi vua. Nhưng lời hiệu triệu của Tống Tương Công không có sức mạnh. Nhiều nước không thèm chú ý tới lời hiệu triệu đó, chỉ có ba nước nhỏ đem một ít quân tới.

Tông Tương Công dẫn quân bốn nước đến Tề. Một số đại thần nước Tề thấy quân đội bốn nước tới liền đầu hàng Tống, đưa công tử Chiêu lên ngôi, tức là Tề Hiếu Công.

Tể vốn là nước bá chủ chư hầu. Nay Tề Hiêu Công phải nhờ vào Tống mới giành được ngôi vua, nên địa vị của Tống tự nhiên được nâng cao.

Tống Tương Công lòng đầy tham vọng, muốn kế thừa sự nghiệp bá chủ của Tề. Lần này mời các nước chư hầu, chỉ có ba nước đem quân tới còn các nước lớn ở Trung Nguyên không hưởng ứng. Tống Tương Công muốn mượn lực lượng của nước lớn để đè nén nước nhỏ, liền liên lạc với nước Sở. Ông ta cho rằng, nếu có nước Sở hợp tác, thì các nước khác phải phục tùng Tống.

Ông ta nói chủ trương đó cho các đại thần biết. Đại thần là Công tử Mục Di không tán thành, cho rằng Tống là một nước nhỏ, làm minh chủ chẳng có lợi gì. Tống Tương Công không nghe, cứ mời Sở Thành Vương và Tề Hiếu Công đến nước Tống họp, bàn việc tụ họp chư hầu lại ký kết minh ước. Sở Thành Vương và Tề Hiếu Công đều đồng ý, quyết định trong tháng bảy năm đó (tức 639 trước Công nguyên) sẽ họp các nước chư hầu ở đất Vu.

Đến tháng 7, Tống Tương Công lên xe đi họp. Công tử Mục Di nói: “Lỡ Sở Vương có ý xấu, thì làm thế nào? Chúa công cứ nên mang theo nhiều quân đi”.

Tống Tương Công nói: “Như thế không được. Chúng ta vì không muốn có chiến tranh mới họp nhau lại. Sao tự mình lại có thể mang quân đi!”

Công tử Mục Di không sao thuyết phục được, đành phải tay không đi theo.

Quả nhiên, khi họp, Sở Thành Vương và Tổng Tương Công đều muốn làm minh chủ, xảy ra tranh chấp. Nước Sở có thế lực lớn, được nhiều nước phụ họa . Tống Tương Công nổi giận, toan  tiếp tục tranh cãi, thì thấy các quan lại tùy tòng của Sở Thành Vương cởi bỏ áo ngoài, lộ ra khôi giáp và vũ khí, ùa tới bắt lấy Tống Tương Công.

Sau nhờ nước Lỗ và nước Tề hòa giải đồng ý để Sở Thành Vương làm minh chủ, Tống Tương Công mới được thả về.

Khi về nước, Tống Tương Công vẫn không chịu phục, lại nhân việc vua nước Trịnh láng giềng cùng hùa, theo Sở để chống lại mình, liền nổi giận, quyết đem quân đánh Trịnh trước.

Untitled

Lịch sử Trung Quốc năm 638 trước Công nguyên, Tông Tương Công dẫn quân đánh Trịnh, Trịnh cầu cứu với Sở. Sở Thành Vương là người khôn ngoan, không đem quân cứu nước Trịnh, mà đưa quân đánh thẳng vào nước Tống. Tông Tương Công không đề phòng tình huống đó, vội đem quân trở về, Quân Tống đến bờ nam Sông Hoằng Thuỷ (nay ở Tây bắc Thạch Thành tỉnh Hà Nam) liền đóng quân lại,

Quân hai nước đối diện cách sông. Quân Sở bắt đầu vượt sông để đánh quân Tống. Công tử Mục Di thấy quân Sở đang tíu tít qua sông, liền giục Tống Tương Công; “Quân Sở cậy có nhiều quân, dám vượt sông ban ngày, không coi chúng ta ra gì. Nhân lúc chúng chưa qua hết, ta nên tranh thủ đón đánh, thì nhất định thắng”.

Tống Tương Công nói: “Không được, Chúng ta là nước chủ trương nhân nghĩa. Trong lúc kẻ địch chưa vượt sông xong mà đánh thì còn gì là nhân nghĩa”.

Quân Sở đã vượt sông xong, hàng ngũ còn rối loạn, đang mải sắp xếp lại, công tử Mục Di lại vội giục Tông Tương Công: “Bây giờ không nên đợi nữa, nhân lúc chúng đang lộn xộn mà không đánh thì không còn kịp nữa đâu”.

Tống Tương Công nói: “Ngươi thật không nói gì đến nhân nghĩa cả. Người ta chưa bày xong trận, làm sao lại đánh được”.

Chẳng mấy chốc, quân Sở đã dàn trận xong, thúc một hồi trống, quân lính tràn sang như nước lũ, ào ạt tiến công. Quân Tống không chống nổi, tan vỡ thua chạy.

Tông Tương Công còn cố sức chỉ huy quân lính chống đỡ, thì bị một phát tên vào đùi. May mà nhờ các tướng sĩ xông tới cứu, mới giữ gìn được tính mạng.

Tống Tương Công trở về đô thành Thương Khâu, mọi người bàn luận sôi nổi, ai cũng oán trách ông ta đã gây sự binh đao với quân Sở và lại chỉ huy chiến đấu dở như thế.

Công tử Mục Di đem ý kiến của mọi người nói với Tống Tương Công. Tổng Tương Công ôm vết thương nói; “Theo ta, quân đội nhân nghĩa thì phải đánh như vậy. Thí dụ, thấy người đã bị thương thì không làm hại, thấy người già tóc bạc thì không bắt làm tù binh”.

Công tử Mục Di không nén được giận, nói; “Đánh trận là để nhằm thắng quân địch. Nếu Sở làm hại nó, thì thà rằng không đánh. Nếu không bắt kẻ già yếu, thì thà để nó bắt mình”.

Tống Tương công vì bị trọng thương, một năm sau thì chết. Trước khi chết, liền dặn dò thái tử; “Nước Sở là kẻ thù của ta. Con phải báo thù này. Ta xem nước Tấn (đô thành nay ở đông nam Ký Thành, tỉnh Sơn Tây) có công tử Trùng Nhĩ là người có chí khí, tương lai nhất định sẽ làm bá chủ. Khi con gặp khó khăn, nên tìm tới nước Tấn, nhất định sẽ được giúp đỡ.”

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận