Mậu Tý, Thên Phúc năm thứ 9 [988], ( Tống Đoan củng năm thứ 1 b). Vua nước Chiêm Thành là Băng Vương La Duệ ở Phật thành tự đặt hiệu là Câu Thi Lị Ha Thân Bài Ma La.
Thái sư Hồng Hiến chết. Hiến là người Bắc [ tức Trung Quốc ], thông hiểu kinh sử, thường theo các cuộc chinh phạt làm quân sư, cùng là khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công lớn, vua tin dùng như tâm phúc, đến đây chết.
Năm ấy, vua Tống đổi niên hiệu, sai Hộ bộ viên ngoại lang là Ngụy Tường và Trực Sử Quán là Lý Độ mang chế sách sang gia phong vua làm Kiểm hiệu thái úy.
Ký Sửu, Hưng Thống năm thứ 1 [989], (Tống Đoan Củng năm thứ 2 ). Mùa xuân, tháng giêng, đổi niên hiệu đại xá.
Phong thái tử Thau làm Kình Thiên Đại Vương, hoàng tử thứ hai là Ngân Tích 1 làm Dông Thành Vương, hoàng tử thứ ba là Việt làm Nam Phong Vương. Dương Tiến Lộc lấy hai châu Hoan, Ái làm phản. Vua thân đi đánh, Tiến Lộc bị giết. Bấy giờ vua sai viên Quảng giáp là Tiến Lộc đi thu thuế hai châu Hoan và Ái, Tiến Lộc đem người hai châu ấy xin theo về với Chiêm Thành. Chiêm Thành không nhận. Vua nghe tin, đem các quân đến đánh Châu Hoan, Châu Ái, đuổi bắt được Tiến Lộc và giết người hải châu ấy không biết bao nhiêu mà kể.
Canh Dần, Hưng Thống năm thứ 2 [ 990] (Tống Thuần Hoá năm thứ 1). Nhà Tống sai Tả chính ngôn là Tống Cảo, Hữu chính ngôn là Vương Thế Tắc mang chế sách sang phong thêm cho vua hai chữ là “Đặc tiến”. Vua sai Nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa, Chính đem 9 chiếc thuyền dẫn 300 người đến quân Thái Bình đón, theo cửa biển mà vào, nửa tháng đến sông Bạch Đằng, theo nước triều mà đi.
Mùa thu, tháng 9, đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra ngoài giao để đón, bày thủy quân và chiến cụ để khoe. Vua cầm cương ngựa cùng đi với sứ thần. Đến cửa Minh Đức, vua bưng chế thư để lên trên điện, không lạy, nói dối là năm vừa rồi đi đánh giặc Man, bị ngã ngựa đau chân. Cảo và Tắc tin là thực. Sau đó bày yến tiệc thết đãi. Vua bảo Cảo rằng: “Sau này có quốc thư thì cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa”. Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng.
Tân Mão, Hưng Thống năm thứ 3 [991], (Tốn Thuần Hóa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, sai Đào Cần sang nhà Tống thăm đáp lễ. Phong hoàng tử thứ tư là Đinh làm Ngự Man Vương, đóng ở Phong Châu, hoàng tử thứ sáu là Cân làm Ngự Bắc Vương, đóng ở trại Phù Lan.
Nhâm Thìn, Hưng Thống năm thứ 4 [992], (Tống Thuần Hóa năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, vua ngự điện Càn Nguyên xem đèn. Phong hoàng tử thứ năm là Đĩnh làm Khai Minh Vưong, đóng ở Đằng Châu. Trần tiên sinh ở núi Tuyên Hoa đến cửa khuyết. (Xét nước ta không có núi Tuyên Hoa, có lẽ là việc nhà Tống triệu Chủng Phóng ở núi Chung Nam, hoặc có triệu cả Trần Đoàn ở Hoa Sơn mà sử chép lầm là việc nước ta? Nếu không phải thế, thì sao tiếng tăm của Trần tiên sinh không truyền lại đời sau? Dười chữ “tuyên” ngờ có sót chữ “triệu” . Vân Đài quán ở Hoa Sơn là nơi ở của Trần Đoàn).
Mùa hạ, tháng 6, cho người Chiêm Thành nhận lĩnh hơn 360 người ở thành cũ châu Điạ Lý đem về châu Ô Lý (Điạ Lý nay là Tân Bình, Ô Lý nay là Thuận Hóa).
Muà thu, tháng 8, sai Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến Châu Điạ Lý.
Quý Tỵ, /Hưng Thống/ năm thứ 5 /995/ (Tống Thuần Hoá năm thứ 4). Muá xuân, tháng 2, ngày Kỷ Mùi, mồng 1, nhật thực.
Phong hoàng tử thứ bảy là Tung làm Định Phiên Vương, đóng ở thành Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang; hoàng tử thứ tám là Tương làm Phó Vương, đóng ở Đỗ Động Giang, hoàng tử thứ chín là Kính làm Trung Quốc Vương, đóng ở Càn Đà huyện Mạt Liên.
Nhà Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản đem sách thư sang phong cho vua làm Giao Chỉ Quận Vương.
Giáp Ngọ, Ứng Thiên năm thứ 1 [994], (Tống Thuần Hoá năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, đổi niên hiệu.
Phong hoàng tử thứ mười là Mang làm Nam Quốc Vương, đóng ở châu Vũ Lung. Sai nha hiệu là Phí Sùng Đức sang nhà Tống sang thăm đáp lễ.
Cháu vua nước Chiêm Thành là Chế Cai vào chầu. Trước đây, nước Chiêm Thành sai Chế Đông dâng sản vật địa phương, vua trách là trái lễ, không nhận. Vua nước đó sợ, mới sai Chế Cai vào chầu.
Ất Mùi, Ứng Thiên năm thứ 2 [995], (Tống Chí Đạo năm thứ 1). Phong hoàng tử thứ mười một là Đề (tức Minh Đề) làm Hành Quân Vương, đóng ở Bắc Ngạn châu Cổ Lãm; con nuôi làm Phù Đái Vương, đóng ở hương Phù Đái.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua một nước, thờ tông miếu, giữ xã tắc, chẳng may không có con nối thì chọn con của người tông thất nuôi làm con mình, để mong truyền mãi không cùng, thế thì cũng có, chứ chưa thấy vua nào có con nuôi. Vả lại, nhánh họ của vua đã đông người rồi, cái gọi là con nuôi, chẳng qua là muốn thỏa lòng dấu yêu riêng với người ấy mà thôi, sao không nghĩ như thế là gây mầm cướp ngôi hay sao?
Sai Đỗ Hanh sang nhà Tống thăm đáp lễ. Bấy giờ nhà Tống ngại việc chinh chiến, vua cậy có núi biển hiểm trở, hơi buông thả cho dân biên giới lấn cướp vào cõi của nhà Tống. Mùa xuân năm ấy, Chuyển vận sứ Lộ Quảng Tây nước Tống là Trương Quan, Binh mã giám áp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu là Vệ Chiêu Mỹ đều tâu rằng chiến thuyền của Giao Chỉ hơn trăm chiếc, xâm phạm trấn Châu Hồng, cướp bóc cư dân và lương thực rồi đi. Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương binh xâm lược Ung Châu nước Tống, bị Đô tuần kiểm Dương Văn Kiệt đánh phải trở về. Vua Tống muốn vỗ yên, không muốn dụng binh, bỏ không hỏi đến. [Trương] Quan lại nói dối là vua bị họ Đinh đánh đuổi, đem dư chúng ra ở miền hải đảo, cướp bóc để tự cấp, nay đã chết; bọn Quan dân biểu mừng. Vua Tống sai Thái thường thừa Trần Sĩ Long làm Thái phỏng sứ để dò xem hư thực, biết là vua không có chuyện gì.
Bính Thân, Ứng Thiên năm thứ 3 [996], (Tống Chí Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh lấy được bốn động Đại, Phát, Đan, Ba ở Ma Hoàng.
Nhà Tống xử tội bọn Trương Quan, Quan đã ốm chết, chém Vệ Chiêu Mỹ ở trấn Như Hồng, lấy Trần Nghiêu Tẩu làm Quảng Tây chuyển vận sứ, rồi sai Khải Khang úy là Lý Kiến Trung mang chiếu sách sang ban. Trước đây, bọn Văn Dũng là dân ở trấn Triều Dương nước ta làm loạn, giết người rồi trốn sang trấn Như Tích thuộc Khâm Châu của Tống (trấn Như Tích liền với trấn Như Hồng), được trấn tướng là Trần Lệnh Đức chứa chấp. Vua sai trấn tướng Triều Dương và Hoàng Thành Nhã đuổi bắt. Lệnh Đức không chịu trả về. Nghiêu Tẩu đến Như Tích, tra ra được nguyên do việc chứa chấp ấy, đem hết trai gái, già trẻ đã chứa dấu tất cả 113 người gọi Thành Nhã sang giao cho nhận về.
Vua cảm ơn nhà Tống, sai sứ sang tạ ơn, lại nói về việc đã bắt được giặc biển 27 người, giao trả cho chuyển vận sứ, và đã răn cấm các khe động không được quấy rối nữa. Vua Tống lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua. Khi Nhược Chuyết đến, vua ra đón ngoài giao, có ý ngạo mạn không làm lễ để tỏ ra cao quý khác thường, bảo Nhược Chuyết rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên dánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”. Nói xong mới cuối đầu tạ lỗi.
Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4 [997], (Tống Chí Đạo năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 3, vua Tống băng.
Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư,
[…] khi Đại Hành Hoàng Đế băng, vua cùng hai vương Đông Thành, Trung Quốc và em cùng mẹ là Khai Minh Vương […]