Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương tên thật là Cơ Quý. Ông là con thứ hai của Chu Linh Vương. Kế vị sau khi Linh Vương chết. Trị vì 25 năm, bị ốm chết, mai táng ở Địch Tuyền (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN

Cơ Quý lên trị vì, nền tài chính khốn khó, các dụng cụ đồ dùng đều phải đi xin xỏ ở các nước. Có một lần, ông ta mở tiệc rượu mời đại thần nước Tấn là Tuần Lục đến dự, chỉ vào bình rượu nước Lỗ mang tặng nói: “Các nước đều có đồ vật tặng vương thất, tại sao chỉ có nước Tấn là không tặng gì?”. Viên quan tháp tùng Tuần Lực tên là Tịch Đàm trả lời: “Lúc nước Tấn mới được thành lập, vương Triều không tặng gì cả, bây giờ nước Tấn phải lo đối phó với tộc Nhung nên không có lễ vật mang đến.” Cơ Quý liệt kê ra những đồ mà triều Chu cho nước Tấn, châm biếm Tịch Đàm không hiểu rõ về những lịch sử của tổ tông. Đây chính là lai lịch của câu thành ngữ “Kể điển quên nguồn”. Câu chuyện này nói rõ, những năm đầu thời Xuân Thu vương triều còn có đồ đựng để cho Chư hầu, thời này ngược lại phải dựa vào chư hầu xin xỏ đồ dùng, uy lực của thiên tử đã bị sa sút ghê gớm.

Trong thời gian Cơ Quý trị vì, đại thần chấp chính nước Trịnh là Tử Sản (còn gọi là Công Tôn Kiều, tên tự là Tử Mĩ) ông cho thực hiện cải cách chỉnh đốn chế độ ruộng đất, thừa nhận ruộng đất tư hữu, biên chế nhà cửa cho nông dân, giảm nhẹ tô thuế. Tử Sản còn đúc một cái đình sắt nặng hơn 200 kg ghi chép trên đó những văn chương chế định mới, thành quả trong cải cách, đặt chiếc đình đó ở cửa lớn của cung Vua, để bà con trăm họ đều biết hình pháp mới. Chiếc đình này rất nổi tiếng trong lịch sử. Do những điếu lệ mới hạn chế hành vi của quý tộc, động chạm tới lợi ích của quý tộc, vì vậy các quý tộc liền sáng tác một ca khúc tỏ ý thương xót tài sản của họ, đại ý lời ca là: “Tôi phải đem cất giấu quần áo đẹp đi và đem tài sản ruộng đất phân tán đi. Ai muốn đi giết Tử Sản, tôi nhất định ủng hộ”.

Tử Sản nghe xong lời ca đã nói: “Chỉ cần có lợi cho quốc gia, tôi chết cũng cam lòng, còn việc cải cách không thể bỏ dở giữa chừng”. Vài năm sau, công việc cải cách đã có hiệu quả đáng mừng, nhân dân nước Trịnh đã dùng lời ca để cảm tạ Tử Sản, đại ý lời ca là: “Con cháu, anh em của chúng tôi đều được Tử Sản dạy bảo, tài sản của chúng tôi đã được Tử Sản giúp tăng nên nhiều lần, nếu Tử Sản chết, không có ai tốt bằng ông ta”.

Tử Sản chấp chính 20 năm giúp cho nội bộ nước Trịnh ổn định, sản xuất phát triển, về mặt đối ngoại luôn giữ được uy tín với các chư hầu khác khiến cho các nước lớn không dám coi thường nước Trịnh là một nước nhỏ bé.

Năm 522 TCN, người chấp chính nước Trịnh là Tử Đại Thúc, ông ta áp bức nhân dân. Dồn dân chúng đến tập trung ở đất Hoàn Phó (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Tử Đại Thúc cùng với quý tộc chỉ nô lệ mộ ra cuộc đấu tranh vũ trang. Sau này dưới sự ép buộc của Tử Đại Thức, những tay sai của ông ta bị chết hết trong cuộc chiến áp bức dân chúng.

Thời Cơ Quý trị vì, lập con trai của vợ cả làm thái tử, nhưng về sau Cơ Quý lại sủng ái con cả của vợ lẽ là Cơ Triều. Tháng 4/520 TCN Cơ Quý bị bệnh nặng, đã cho mời đại phu Mãnh Tân đến nhà và lập Cơ Triều lên ngôi. Cơ Triều chưa kịp đăng quang thì Cơ Quý đã chết.

Sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Cảnh Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận