Chu Công: Cơ Đán

Chu Công tên thật là Cơ Đán, con trai thứ tư của Chu Văn Vương. Nhiếp chính 7 năm, vì củng cố sự nghiệp của nhà Tây Chu đã có nhiều cống hiến quan trọng. Bị bệnh chết, táng ở Cảo Nhiếp Đông xã Trường An (nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây).

Năm sinh năm mất: không rõ

Mục lục

Lai lịch

Cơ Đán còn gọi là Thúc Đán, vì thái ấp ở Chu (nay là phía Bắc núi Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây) nên gọi là Chu Công, ông ta tài đức kiêm toàn, đã giúp anh trai Vũ Vương diệt nhà Thương, lập nhiều chiến công lớn về sau nhận đất và làm chư hầu nước Lỗ ông đã để con trưởng là Bá Cầm đi đến đó, còn ông ở lại Cảo Kinh, trợ giúp Vũ Vương.

Vũ Vương bị bệnh nặng, thiên hạ chưa ổn định, đất nước cần thiết phải có Vũ Vương, ông đã âm thầm đi cầu xin quỷ thần, hy vọng Vũ Vương thoát khỏi bệnh tật, còn mình tình nguyện chết thay.

Thay thiên tử nhiếp chính

Sau khi Vũ Vương chết, ông dốc lòng phò trợ Thành Vương, đã nhiếp chính 7 năm.

Để củng cố vững chắc triều đình Tây Chu, ông ngày đêm ngủ không yên lo lắng cho việc nước nhà. Ông trọng đãi hiền tài, chiêu nạp nhân sĩ khắp nơi, lấy chủ trương “minh đức làm đầu”.

Dẹp yên phản tăc

Con trai thứ ba của Văn Vương là Quản Thúc Tiên và con trai thứ năm của Văn Vương là Thái Thúc Độ thấy Chu Công thay thiên tử điều hành việc nước, nảy sinh lòng ghen ghét đố kị, liền loan tin vu cáo, nói Chu Công có ý đồ đoạt ngôi vị. Tin xấu truyền đi khắp Cảo Kinh và đến tại Thành Vương, Khương Tử Nha, Chiêu Công Thức… ai cũng hoài nghi Chu Công.

Con trai của vua Trụ là Vũ Canh nhân cơ hội này đã xúi giục Quản Thúc Tiên và Thái Thúc Độ hợp binh đi đánh triều đình.

Đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng, Chu Công một mặt giải thích với những người như Chiêu Công Thức, Khương Tử Nha, nói rõ mình nhiếp chính bởi tuổi tác của Thành Vương còn nhỏ chưa thể đảm nhận công việc quốc gia, thiên hạ chưa ổn định, ông một lòng một dạ vì giang sơn xã tắc chứ không phải có dã tâm đoạt ngôi. Lúc này mới cởi bỏ được mối hoài nghi của mọi người. Một mặt khác, ông bỏ ngoài tai những lời phỉ báng, thu thập lực lượng, xuất quân đi chinh chiến. Trải qua 3 năm chiến đấu gian khổ, cuối cùng giết được Quản Thúc Tiên và Vũ Canh, bắt giữ và giam cầm Thái Thúc Độ, từ đó dẹp yên được phản tặc.

Xây dựng đất nước

Tiếp đó, Chu Công lại xây dựng ở phía Đông một đô thành gọi là Lạc Ấp (nay là thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), đóng quân tại 8 điểm còn gọi là Thành Chu, cho những người dân sống ở thành nhà Yên Thương dời đến đó sinh sống, sai quân giám sát, lấy phương pháp dụ dỗ và đe dọa để thu phục họ.

Chu Công còn đặt mối quan hệ bang giao với các nước lân cận, phân chia ra 71 quận, bao gồm 55 người cùng họ (trong đó có 15 người là anh em với nhau), khác họ là 16 người, những người này đứng đầu các quận đó để bảo vệ vương thất. Trong mỗi quận lại đặt định chế độ trồng ruộng, thống nhất quy hoạch về ruộng đất, củng cố đẩy mạnh nền kinh tế của Tây Chu.

Trao trả ngôi vị

Lúc Thành Vương 10 tuổi, ông đã trả lại ngôi vị cho cháu, còn mình vẫn tận tâm phục vụ, tĩnh tâm sáng lập ra chế độ điền chương lễ nhạc của triều Chu. Những đóng góp của Chu Công về phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa… đã góp phần củng cố sự vững chắc của nền kinh tế, chính trị, văn hóa trong xã hội nô lệ Tây Chu và đưa nó ngày một phát triển hùng mạnh. Do ông có nhiều công tích và có nhân cách cao thượng trong lịch sử đã tôn ông làm thánh nhân sánh ngang hàng với: Nghiêu, Thuấn, , Thang, Văn, Vũ, Tử…

Chu Công sau khi trả lại ngôi vị cho Chu Thành Vương, được một thời gian thì lâm bệnh chết, sau khi chết lấy hiệu là Văn.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận