Chu Kính Vương tên thật là Cơ Cái. Con thứ của Chu Cảnh Vương, em trai của Chu Điếu Vương, kế vị sau khi Điếu Vương chết, trị vì 44 năm, bị bệnh chết, mai táng ở Tam Nhâm Lăng (nay thuộc phía đông nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 476 TCN
Sau khi Điếu Vương chết, Lưu Quyển, Đơn Kỳ đã lập Cơ Cái lên kế vị, cư trú ở Địch Tuyền, dân chúng gọi ông ta là Đông Vương.
Thời gian Cơ Kính trị vì, nước Ngô cũng hưng thịnh dần dần, nước Ngô tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh giành chức vị bá chủ.
Năm 515 TCN, con của Ngô Vương Chư Phàn là Công Tử Quang được sự giúp đỡ của Ngũ Tử Tư đã chạy trốn khỏi nước Sở, Công Tử Quang xúi giục các tướng sĩ giấu quân giáo trong lòng thuyền đánh cá đợi cơ hội. Khi nào mở yến tiệc sẽ xông ra cướp lương thực, Công Tử Quang còn mưu sát em họ lúc đó đang là vua nước Ngô, đoạt quyền. Công Tử Quang đăng quang, trong sử sách gọi là Ngô Vương Hà Lừa.
Sau khi Hà Lừa làm vua, dưới những mưu kế của Ngũ Tử Tư đã đem quân đánh nước Sở, quân đội của nước Ngô rất mạnh khiến quân Sở phải đầu hàng vô điều kiện.
Năm 500 TCN Hà Lừa đã cử Tôn Vũ (người nước Tấn) làm tướng quân dẫn lính đi chinh phạt nước Sở và bắt được vô số tù binh, đánh vào đô thành Ảnh của nước Sở (nay thuộc phía Bắc thành phố Giang Lãng tỉnh Hà Bắc), khiến Sở Chiêu Vương phải chạy trốn. Đại thần của nước Sở là Giáp Bao Tự thấy vua Sở phải trốn chạy nên đã tới nước Tấn xin mang quân đánh giúp. Tần Ai Công do dự không giúp khiến Giáp Bao Tự phải quỳ ngoài cửa cung khóc lóc 7 ngày 7 đêm, không ăn không uống, chuyện đó làm Tần Ai Công cảm động đã hạ lệnh xuất quân giúp nước Sở. Cuộc chiến kéo dài vài tháng, thêm vào đó nước Ngô lại xảy ra nội chiến do đó nước Sở mới đánh bại được nước Ngô. Sở Chiêu Vương quay về đô thành Ảnh, lo sợ quân Ngô lại tấn công nên sai dời đô đến đất Nhược (nay thuộc phía Đông Nam thành phố Nghị, tỉnh Hà Bắc). Trận chiến tranh giữa nước Ngô và Sở kéo dài hơn 10 tháng, trong sử gọi là “cuộc chiến ở kinh thành Ảnh của hai nước Ngô Sở”.
Năm 496 TCN, nhân cơ hội vua nước Việt chết, con trai là Câu Tiễn lên kế vị, mặc dù Ngũ Tử Tư đã khuyên can nhưng Hà Lừa vẫn mang quân đi đánh nước Việt, Câu Tiễn đã đưa quân đi chặn, quân lính hai bên đánh nhau ở đất Túy Quý (nay thuộc phía Tây Nam thành phố Gia Hưng tỉnh Chiết Giang). Quân Ngô phòng thủ nghiêm chỉnh, Câu Tiễn hai lần cho đội quân cảm tử (dám chết) đi đánh xung phong nhưng đều bị thất bại, sau đó ông ta nghĩ ra một mưu mẹo ra lệnh cho 3 đội quân tự kề dao găm vào cổ mình hướng về phía mỗi binh lính trong đội quân Ngô hét: “Hai quân đánh trận, chúng tôi vì vi phạm quốc lệnh, không xứng làm một quân nhân, cần phải lấy cái chết để chuộc tội”. Hét xong, lần lượt tự vẫn. Cảnh tượng thương tâm này làm cảm động quân Ngô, khiến họ dao động tâm tư. Quân Việt thừa cơ xông ra chiến đấu khiến quân Ngô bị thất bại nặng nề, Hà Lừa cũng bị tướng lĩnh nước Việt chặt đứt một chân và chết trên đường về cung. Con trai của Hà Lừa là Phù Sai lên kế vị, Phù Sai thề báo thù cho cha. Cuộc chiến tranh này sử sách gọi là “Cuộc chiến trên đất Túy Quý của hai nước Ngô Việt”.
Hai năm sau (497 TCN), Phù Sai cho Ngũ Tử Tư làm đại tướng, Bài Thất làm phó tướng, dốc toàn bộ quân đội không nghe lời khuyên của Phạm Lãi và Văn Chủng, vẫn mang quân đi nghênh chiến, chặn đánh ở đất Phu Tiêu (Nay thuộc núi Thái Hồ Tiêu tỉnh Giang Tô), bị quân Ngô đánh cho đại bại. Câu Tiển thống lĩnh 5000 quân lính phòng thủ đô thành Hội Kê, bị quân Ngô bao vây. Lúc này Việt Vương Câu Tiễn đành nghe lời khuyên của Văn Chủng, lấy lễ vật cống tiến xin đầu hàng. Ngũ Tử Tư khuyên Phù Sai giết Câu Tiễn diệt nước Việt để trừ hậu họa về sau; Bá Thất do nhận của hối lộ của nước Việt nên cản trở ý định của Ngũ Tử Tư và nói với Phù Sai tha mạng cho Câu Tiễn. Phù Sai chấp nhận yêu cầu của Bá Thất đồng ý cho vua nước Việt được bảo toàn mạng sống.
Sau khi nước Việt đầu hàng, Câu Tiễn cùng vợ và hơn 300 quân thần bị giải đến nước Ngô. Câu Tiễn bị bắt làm người chăn ngựa, còn vợ ông ta bị sai quét phòng thất. Họ sống trong phòng tối ăn đói mặc rách, khổ ải vô cùng. Qua 3 năm, Câu Tiễn được thả về nước Việt. Từ đó quần thần của Câu Tiễn vạch ra kế hoạch phục thù, họ đưa ra khẩu hiệu “10 năm nếm mật 10 năm giáo huấn”. Một mặt khác luôn mang mĩ nữ như Tây Thi, Trịnh Đán và châu báu đến cống hiến Phu Biệt, mục đích dùng phương pháp mỹ nhân kế để đánh đố Phù Sai; một mặt khác tích cực phát triển sản xuất, chỉnh đốn nội chính, chiêu tập nhân tài, tăng cường quân đội, đợi chờ thời cơ đánh nước Ngô. Để làm gương cho mọi người Câu Tiễn sống cũng rất kham khổ; sống ở nhà cỏ, ăn cơm nhạt, uống nước sông, ở trước cửa nhà còn treo một miếng mật đắng, lúc đi ra đi vào đều phải nếm để nhắc nhở bản thân mình không được quên những những ngày khổ nhục và chí hướng phục quốc. Nước Việt dần dần được khôi phục, nền kinh tế ngày một phát triển.
Ngũ Tử Tư thấy Phù Sai thả Câu Tiễn đúng là “thả hổ về rừng”, lại khuyên can Phù Sai nên diệt nước Việt, giết Câu Tiễn. Nhưng Phu Biệt không nghe, thêm vào đó là những lời xu nịnh của Bá Thất, Phu Biệt bắt Ngũ Tử Tư tự vẫn, Ngũ Tử Tư ngửa mặt lên trời nói: “Sau khi tôi chết, hãy móc hai mắt của tôi treo ở cửa phía Tây thành Cô Tô (nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô), tôi muốn nhìn quân Việt đánh vào thành Cô Tô”.
Năm 482 TCN, Câu Tiễn lợi dụng cơ hội Phu Biệt đi đến Hoàng Chì (nay là phía Tây Nam huyện Phong Khâu tỉnh Hà Nam) dự đại hội liên minh với các nước: Tấn, Lỗ; Câu Tiễn đã dẫn 50000 đánh nước Ngô. Nghe được tin này Phù Sai vội vã quay về cung, bị Câu Tiễn bắt phải giảng hòa.
4 năm sau, Câu Tiễn lại đánh nước Ngô, và một lần nữa lại đánh được vào thành Cô Tô. Mùa đông năm 473 TCN, quân Việt 3 lần đánh vào thành Cô Tô, Phù Sai bị bao vây trên núi Cô Tô (nay là phía Tây Nam thành phố Tô Châu huyện Giang Tô) và đành phải xin đầu hàng làm sứ thần. Nhưng Phạm Lãi cản trở Câu Tiễn không đồng ý với điều kiện đó. Phù Sai quá hối hận và xấu hổ vì không nghe lời của Ngũ Tử Tư, vả lại nước Việt không đồng ý tha mạng nên đã tự sát.
Thời Cơ Cái trị vì, vào năm 478 TCN, các thợ thủ công nghiệp nước Vệ do không chịu nổi sự chèn ép của Vệ Trang Công, đã nổi dậy đấu tranh, bao vây cung vua. Vệ Trang Công cầu xin tha mạng nhưng không được, đành phải mang thái tử Tật và công tử Thanh nhẩy qua tường trốn chạy ra ngoại bị gãy chân. Lúc người Nhung Châu sống ở gần đô thành nước Vệ nghe tin Vệ Trang Công bị thương cũng chạy đến muốn giết chết thái tử Tật và công tử Thanh. Vệ Trang Công chạy vào nhà Dĩ Thị (người Nhung Châu), cầu khẩn nói: “Hãy cứu giúp tôi, tôi sẽ mang vàng bạc tới tạ ơn anh”. Vợ của Dĩ Thị một lần bị Vệ Trang Công cắt mái tóc của cô ta đưa cho vợ mình làm tóc giả lúc này cũng tức giận hét lên: “Tôi sẽ giết chết ông”, nói xong liền giết chết Vệ Trang Công. Cuộc bạo động của các thợ thủ công cũng đánh động vào sự thống trị của quý tộc chủ nô lệ nước Vệ, làm cho bọn chúng sợ hãi kinh hoàng.
Thời Cơ Cái trị vì, nhà tư tưởng nhà giáo dục cổ đại Trung Quốc là Khổng Tử cũng sống ở thời kỳ này vào những năm trung tuổi ông rất bận rộn. Khổng Tử tên là Khâu, người Châu Ấp (nước Lỗ) (nay là phía Đông Nam huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông) Khổng Tử đề ra chủ trương chính trị và những căn cứ lý luận để bảo vệ sự sụp đổ của chế độ nô lệ. Về sau, tư tưởng bảo thủ của Khổng Tử đã bị giai cấp thống trị phong kiến lợi dụng trở thành công cụ tinh thần bảo hộ chế độ phong kiến và thống trị nhân dân. Khổng Tử mở trường học tư, mở rộng đối tượng giáo dục, trong tư tưởng giáo dục và phương pháp dạy học cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích. Vào những năm cuối đời ông viết được những quyển sách quý như “Thượng Thư”, “Xuân Thu”, “Thơ Kinh” những bộ sách quý này là đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cổ đại Trung Quốc.
Trong thời gian Kính Vương trị vì luôn luôn đánh nhau với Tây Vương Cơ Triều để giành giật ngôi vị. 6 năm sau, nhờ sự giúp đỡ của quân Tấn, Kính Vương đã đánh bại Cơ Triều, củng cố được vương vị.
Sau khi Cơ Cái chết lập miếu đặt hiệu là Kính Vương.
Đế Vương Trung Hoa,