Chu Lệ Vương tên thật là Cơ Hồ, là con của Chu Di Vương, kế vị sau khi Di Vương chết, trị vì 37 năm. Trong cuộc nổi dậy của nhân dân, bị đuổi khỏi kinh đô, về sau do buồn thảm mà chết ở Chế (nay huyện Hoắc tỉnh Sơn Tây).
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 828 TCN
Sau khi Cơ Hồ lên kế vị, cho rằng cha mình đối đãi với các chư hầu đại phu quá khoan dung hòa nhã, ông ta quyết định dùng phương pháp cứng rắn để chấn chỉnh lại họ. Không lâu sau, ông ta mượn cớ thiêu chết Tế Ai Công.
Cơ Hồ hám của thích lợi, tìm trăm nghìn cách bức hại nhân dân. Có một đại thần tên là Vinh Di Công, theo lời giáo huấn của Lệ Vương đã vơ vét tài sản của giang sơn xã tắc, nhưng tài sản này mang trả Cơ Hồ, không hề quan tâm tới sự mưu sinh của nhân dân, Cơ Hồ rất hài lòng với cách làm của Di Công, và còn bắt các đại thần khác phải vơ vét tài sản nhân dân dâng cho ông ta.
Nhân dân bị bức hại, bốn phương đều oán hận Cơ Hồ sai một viên quan đi giám sát, nơi nào dân không cống nộp đủ thì giết chết. Về sau, những người dân nào dám kêu ca cũng bị giết, khiến cho bạn bè người thân đi ngoài đường cũng không dám chào nhau, khiến đô thành biến thành một nơi trầm mặc u ám. Cơ Hồ rất đắc chí dương dương tự đắc nói: “Tôi đã có cách dạy dỗ trăm họ khiến họ không dám phỉ báng tôi”. Đại thần Chiêu Công khuyên giải ông ta: “Bịp mồm bịp miệng nhân dân như vậy giống như lấp một cái hố nước giống như một cái đê vỡ sẽ tạo ra nạn lụt, mồm của nhân dân bị bịt lại, nguy hiểm giống như nước hồ. Trị thủy phải dùng phương pháp khơi dòng, trị dân cần phải cho họ tự do phát biểu, sau đó thu nạp những ý kiến tốt Bệ hạ trị vì thiên hạ sẽ không gặp điều xấu”. Cơ Hồ không nghĩ như vậy, ông ta nói: “Tôi đường đường là thiên tử, một số ngu dân đó không biết gì chỉ có thể tôn phục mệnh lệnh của tôi, làm sao có thể để họ tự do bàn luận”.
Ông ta vẫn đàn áp nhân dân.
Một ngày năm 841 TCN, nhân dân trong đô thành cùng nhau nổi dậy, họ dùng gậy gỗ cuốc xẻng làm vũ khí, từ khắp nơi đổ về hoàng cung đòi Cơ Hồ phải trả nợ máu. Nghe được tin này, ông ta tức giận vô cùng, sai quân đi đàn áp. Các hạ thần quỳ lạy nói: “Quân lính Triều Chu toàn làm nông nghiệp, nông dân chính là binh lính và binh lính chính là nông dân. Bây giờ nông dân bạo động thì có thể tập hợp được ai”. Cơ Hồ biết lúc này là họa lớn rơi vào đầu, hoang mang chạy trốn khỏi hoàng cung, men theo phía Đông Bắc sông Vị Thủy, ngày đêm không nghỉ chạy đến Trệ một nơi cách xa kinh thành, dựng một ngôi nhà sống ở đó.
Những cư dân trong đô thành dưới sự khuyên giải của Chu Công, Chiêu Công cuối cùng cũng nguôi giận tản đi hết. Chu Công và Chiêu Công theo lời đề nghị của các quý tộc, tạm thời điều hành việc nước những chức vụ quan trọng do sáu người đảm nhận chính thể này gọi là cộng hòa.
Cuộc bạo động của nhân dân, trong lịch sử Trung Quốc gọi là “quốc nhân bạo động” năm này trong lịch sử gọi là “cộng hòa nguyên niên”. Từ đó, lịch sử Trung Quốc bắt đầu có niên đại chính xác để có thể tham khảo.
“Quốc dân bạo động” có sức đánh đổ được vương triều chế độ nô lệ Tây Chu, làm dao động sự thống trị của chủ nô lệ Tây Chu, Tây Chu càng nhanh chóng đi tới suy vong, dần dần lộ ra cục diện li tàn.
Sau khi Cơ Hồ chạy đến Trệ, sai Đơn Bá quay về kinh nghe ngóng tin tức. Thấy bạo động đã được dẹp yên, chuẩn bị đón Cơ Hồ về cung. Nhưng nhân dân rất hận Cơ Hồ, nhất quyết không cho ông ta quay lại Chu Công, Chiêu Công Bá lại một lần nữa khuấy động nỗi hận của nhân dân, bạo động lại nổi nên phải tiêu tan ý nghĩ đón ông ta về cung. Đan Bá quay về Trệ nói rõ sự tình, Cơ Hồ không còn cách gì đành phải định cư ở Trệ. Đất Trệ ở bên bờ sông Phần vì thế người thời Chu còn gọi ông ta là Phần Vương. Cơ Hồ đến đây làm ruộng, trong chốc lát mất đi chức vụ Thiên tử, mỗi năm Chu Công, Chiêu Công lại sai người mang quần áo, đồ dùng hàng ngày giúp ông ta sinh sống. Ông ta nghĩ lại những ngày sống xa hoa, buồn rầu quá độ, cuối cùng bị bệnh chết sau 14 năm sống ở đất Trệ.
Sau khi ông ta chết, lập miếu đặt hiệu là Lệ Vương.
Đế vương thế kỷ,