Chu Văn Vương – Khương Thái Công – Nhà Chu

Lịch sử Trung Quốc ghi chép: Chu vốn là một bộ lạc lâu đời. Vào cuối triều Hạ, bộ lạc này sống ở vùng Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay. Về sau, do bị các bộ lạc Nhung, Địch quấy phá, thủ lĩnh bộ lạc Chu là cồ Công Đản Phụ mang dân dời đến Kỳ Sơn (nay ở đông bắc huyện Kỳ Sơn Thỉm Tây) và định cư ở đó.

Chu Văn Vương

Đến đời cháu của cổ Công Đản Phụ là Cơ Xương (sau là Chu Văn Vương) kế vị, bộ lạc Chu đã rất lớn mạnh. Chu Văn Vương là một nhà chính trị tài giỏi. Cuộc sống của ông hoàn toàn ngược với Trụ. Trong khi Trụ thích uống rượu, săn bắn và lạm dụng hình phạt, thì Chu Văn Vương cấm uống rượu, không cho phép quí tộc săn bắn, dẫm đạp lên hoa màu của nhân dân. Ông khuyến khích nhân dân nuôi nhiều bò dê và trồng nhiều lương thực. Ông còn khiêm tốn tiếp đãi những người có tài, vì vậy thu hút được nhiều nhân tài đi theo.

Sự lớn mạnh của bộ lạc Chu là mối ụy hiếp lớn với triều Thương. Một đại thần là Sùng Hầu Hổ nói xấu Chu Văn Vương vói Trụ, nói ảnh hưởng của Chu Văn Vương rất lớn, nếu cứ để như thế, sẽ nguy hại cho triều Thương.

Trụ Vương liền hạ lệnh bắt Chu Văn Vương, giam ở Dĩu Lý (nay ở huyện Thang Âm, Hà Nam). Các quí tộc ở bộ lạc Chu phải đưa nhiều gái đẹp, ngựa tốt và châu báu đến dâng cho Trụ Vương và biếu các đại thần.

Trụ Vương thấy gái đẹp và châu báu liền cười tít mắt, nói: “Những thứ này đủ để chuộc Cơ Xương” liền ra lệnh tha Chu Văn Vương về.

Chu Văn Vương thấy Trụ Vương ngu tối, bạo ngược, không được lòng dân, liền quyết định đánh đổ triều Thương.

Nhưng bên cạnh ông còn thiếu một người có tài năng quân sự để chỉ huy tác chiến. Ông ra sức kiếm tìm.

Khương Thái Công câu cá

Một hôm, Chu Văn Vương ngồi xe, dẫn theo con và một số quân lính đi săn ở bờ Bắc sông Vị Thuỷ. Ông nhìn thấy một ông già đang ngồi bên bờ sông câu cá. Đoàn người ngựa đi tới, nhưng ông già đó làm như không nhìn thấy, vẫn lặng thinh ngồi câu. Thấy lạ, Văn Vương liền xuống xe, đi tới, nói chuyện với ông già nọ.

Sau khi nói chuyện, được biết ông tên là Khương Thượng (còn gọi là Lã Thượng, Lã là vùng đất phong của tổ tiên ông), là một người tinh thông binh pháp.

Văn Vương vô cùng phấn khỏi, nói: “Khi ông nội ta còn sống, từng nói với ta là sau này, sẽ có một người rất giỏi giúp đỡ tộc Chu ta hưng vượng lên. Ngài chính là người đó. Ông nội ta từng trông mong ngài rất lâu rồi”. Nói xong, liền mời Khương Thượng lên xe, cùng về cung. Ông già vuốt râu, rồi cùng Văn Vương lên xe.

Vì ông nội của Văn Vương được gọi là Thái Công, từng mong đợi Khương Thượng từ lâu nên về sau, người ta gọi Khương Thượng là Thái Công vọng. Vọng, nghĩa là mong đợi, Thái Công Vong có nghĩa: Người mà Thái Công mong đợi. Sau này Khương Thượng cũng được phong là Thái Công và cai trị đất Tề, nên còn được gọi là Khương Thái Công, hoặc Tề Thái Công.

Thái Công Vọng là trợ thủ đắc lực của Chu Văn Vương. Ông vừa khuyến khích sản xuất, vừa thao luyện binh mã, khiến thế lực bộ tộc Chu lớn mạnh vượt bực. Một lần, Văn Vương hỏi Thái Công Vọng: “Ta muốn đánh đổ bạo quân. Vậy nên đánh nước nào trước”.

Thái Công Vọng nói: “Nên đánh Mật Tu trước”.

Có người phản đối. “Thủ lĩnh Mật Tu rất lợi hại, sợ không đánh nổi”.

Thái Công Vọng nói: “Thủ lĩnh Mật Tu ngược đãi dân chúng, mất lòng người từ lâu. Dù hắn ta lợi hại thế nào. cũng không đáng sợ”.

Chu Văn Vương đem quân đến đánh Mật Tu, còn chưa khai chiến, nhân dân Mật Tu đã nổi dậy, bắt trói Mật Tu đem nộp cho Văn Vương.

Ba năm sau, Chu Văn Vương lại đem quân đánh đất Sùng (nay ở huyện Bạng Thuỷ, tỉnh Thiểm Tây), là một thuộc quốc lớn nhất ở phía Tây triều Thương. Sau khi diệt nước Sùng, Văn Vương liền xây đắp thành trì, xây dựng kinh đô ở đây gọi là Phong ấp. Mấy năm sau, bộ tộc Chu dần dần chiếm lĩnh đại bộ phận đất đai dưới quyền thống trị của triều Thương, ngày càng có nhiều bộ lạc qui phục Văn Vương.

Nhưng Chu Văn Vương không kịp hoàn thành sự nghiệp diệt Thương. Trong khi đang dự tính tiến đánh triều Thương, thì ông bị bệnh mất.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận