Tần Thuỷ Hoàng biết rằng, tuy đã diệt sáu nước, những quí tộc cũ của sáu nước lúc nào cũng muốn nổi dậy để chống lại ông. Vì vậy, ông hạ lệnh cho mười hai vạn hộ giàu có trong cả nước phải tập trung về Hàm Dương để dễ dàng giám sát, lại hạ lệnh tập trung toàn bộ binh khí trong nước lại, trừ số cần dùng cho quân đội của nhà nước, số còn lại đem nấu chảy, đúc thành mười hai chiếc tượng đồng, mỗi chiếc nặng hai mươi vạn cân và một loạt chuông lớn dùng làm nhạc cụ. Ông cho rằng đã thu hết binh khí rồi thì có muốn nổi loạn cũng không được nữa.
Tần Thuỷ Hoàng còn thường xuyên đi tuần du khắp nước, để tế lễ ở các núi cao sông lớn, sai các đại thần làm văn ca tụng công đức mình khắc trên đá núi để lưu lại đời sau, đồng thời để biểu dương uy vũ, làm cho quí tộc cũ của sáu nước phải sợ hãi.
Lịch sử Trung Quốc mùa xuân năm 218 trước Công nguyên, ông lại mang đại quân đi tuần du. Một hôm, đi đến Bác Lãng Sa (nay ở huyện Nguyên Dương Hà Nam), khi quân đội đang từ từ hành tiến, thì đột nhiên từ trên núi ven đường, một quả chuỳ sắt nặng được vun vút ném xuống làm bẹp nát chiếc xe đi ngay sau xe của Tần Thuỷ Hoàng.
Quân đội dừng lại, các võ sĩ toả ra khắp xung quanh lùng sục, nhưng thích khách đã trốn chạy mất.
Tần Thuỷ Hoàng nổi giận, lập tức hạ lệnh tiến hành tra hỏi, bắt bớ trong toàn quốc, cho tới khi bắt được kẻ hành thích mới thôi. Nhưng tra xét trong nhiều ngày không kết quả, ông ta đành bãi lệnh.
Người chủ trương cuộc hành thích đó là Trương Lương, có ông và cha đều làm tướng quốc nước Hàn. Khi nước Hàn bị diệt, Trương Lương còn trẻ tuổi. Ông bán hết gia sản, rời quê hương, đi kết giao với các anh hùng hảo hán, quyết tâm tìm cách báo thù cho nước Hàn.
Sau này, Trương Lương kết bạn đươc vổi một đại lực sĩ. Đại lực sĩ này chuyên sử dụng một quả chuỳ sắt nặng 120 cân ( = 60 Kg). Hai người bàn nhau, tìm cách hành thích Tần Thuỷ Hoàng trên đường tuần du.
Họ dò biết được Tần Thuỷ Hoàng sẽ đi qua Bác Lãng Sa, liển phục trong rừng cây ven đường, dợi khi xe chỏ Tần Thưỷ Hoàng đi tới, sẽ tung chuỳ đánh vào xe. Không ngờ, đòn đánh không chuẩn, chỉ trúng vào xe sau.
Thất bại, Trương Lương ẩn tích mai danh, trốn đến Hạ Bì (nay ở tây bắc Tuy Ninh Giang Tô), thoát được cuộc tra xét của triều Tần. Ở Hạ Bì, ông vừa nghiên cứu binh pháp, vừa chờ thời cơ báo thù.