Đại Vũ trị thủy – Nhà Hạ

Trong khi Nghiêu còn làm thủ lĩnh, lưu vực Hoàng Hà xảy ra nhiều thuỷ tai khiến cho hoa màu bị ngập, nhà cửa bị đổ, dân chúng phải tránh lên chỗ cao. Nhiều nơi còn có rắn độc và mãnh thú gây hại cho người và gia súc, nhân dân rất khổ sở.

Nghiêu triệu tập hội nghị liên minh bộ lạc, bàn về việc trị thủy, bảo mọi người hãy tiến cử một người giỏi giang phụ trách việc này. Mọi người đều tiến cử Cổn.

Nghiêu không tín nhiệm Cổn lắm. Mọi người nói: “Hiện nay. không ai giỏi hơn Cổn. Ngài cứ thử dùng xem”. Nghiêu miễn cưỡng đồng ý.

Cổn trị thuỷ suốt chín năm trời mà không có kết quả gì, vì Cổn chỉ biết đắp đê và đập để ngăn nước. Khi nước dâng cao, làm vỡ đê đập, tai hoạ còn lớn hơn trước.

Khi Thuấn lên thay Nghiêu, liền tự mình đi khảo sát việc trị thủy. Ông thấy Cổn bất tài, liền giết đi và sai con của Cổn là Vũ thay cha. (chỗ này hơi khó hiểu tý).

Đại Vũ thay cha trị thủy

thay đổi cách làm của cha, dùng biện pháp khơi thông sông ngòi để dẫn nước ra biển. Ông cùng làm việc với mọi người, đội mũ nan, dùng cuốc, xẻng đào đất, gánh đất, chăm chỉ miệt mài xây xát cả chân tay.

Trải qua mười ba năm nỗ lực, cuối cùng đã khơi thông cho nước chảy ra biển, đồng ruộng lại trồng trọt được. Vũ mới lấy vợ, nhưng vì bận việc trị thủy, nhiều lần đi qua cửa nhà mình cũng không bước vào. Có lần, vợ Vũ là Đổ Sơn thị sinh con trai là Khải đang oe oe khóc. Vũ đi qua, nghe tiếng khóc, cũng dằn lòng không dám ghé thăm con.

Lúc đó ở vùng trung du Hoàng Hà có một trái núi lớn là Long Môn Sơn (nay ở Tây Bắc huyện Hà Tân tỉnh Sơn Tây) ngăn chặn dòng chảy của sông, khiến dòng sông bị hẹp lại. Nước bị nghẽn, nhiều lần tràn bờ, sinh ra thủy tai lớn. Vũ đến nơi khảo sát rồi dẫn đầu mọi người đục núi cho nước chảy xuyên qua. Vì vậy. chấm dứt được nạn nước tràn bờ.

Người đời sau ca ngợi công lao trị thủy của Vũ, tôn xưng ông là Đại Vũ. Danh hiệu “Đại Vũ trị thủy” từ đó được lưu truyền ngàn đời.

Đại Vũ kế nhiệm thủ lĩnh liên minh bộ lạc

Khi Thuấn già cả cũng làm như Nghiêu, là chọn người kế thừa chức vị. Vì Vũ có công trị thủy nên mọi người đều tiến cử Vũ. Nến khi Thuấn chết, Vũ liền kế nhiệm chức thủ lĩnh liên minh bộ lạc.

Lúc đó, đã là thời kỳ sau của công xã thị tộc, sức sản xuất phát triển, sản phẩm do một người làm ra, ngoài phần cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của mình, vẫn còn dư thừa. Thủ lĩnh các thị tộc và bộ lạc lợi dụng địa vị của mình, chiếm đoạt những sản phẩm dư thừa làm của riêng, trở thành những quý tộc trong thị tộc.

Có sản phẩm dư thừa, giữa các bộ lạc liền nổ ra chiến tranh, khi bắt được tù binh thì không giết đi nữa mà biến họ thành nô lệ, bắt họ lao động phục vụ quí tộc. Như vậy, dần dần hình thành hai giai cấp, là chủ nô và nô lệ. Chế độ công xã thị tộc bắt đầu tan rã.

Do Vũ có công lao trị thuỷ, nên uy tín và quyền lực của thủ lĩnh liên minh bộ lạc được nâng cao. Truyền thuyết nói rằng khi Vũ đã già, có đi thị sát miền Đông và triệu tập rất nhiều thủ lĩnh bộ lạc đến Cối Kê (nay thuộc vùng Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang). Những người đến triệu kiến đều cầm ngọc bạch, nghi thức rất long trọng. Có một thủ lĩnh bộ lạc là Phòng Phong Thị đến muộn. Vũ cho rằng như thế là vi phạm mệnh lệnh, liền sai chém đầu Phòng Phong Thị. Điều này chứng tỏ rằng, chức vị thủ lĩnh liên minh bộ lạc của Vũ lúc đó trên thực tế đã trở thành một quốc vương rồi.

Vũ vốn có một trợ thủ tên là Cao Dao, từng giúp Vũ làm công việc cai trị. Sau khi Cao Dao chết, con là Bá Ích cũng là trợ thủ của Vũ. Theo chế độ thiện nhượng thì đáng ra nên để Bá ích là ngưòi kế vị Vũ. Nhưng sau khi Vũ chết, những quí tộc trong bộ lạc Hạ của Vũ lại tôn con của Vũ là Khải lên kế vị.

Như thế, chế độ tuyển cử trong liên minh bộ lạc của thời kỳ công xã thị tộc chính thức bị phế bỏ và đổi thành chế độ thế tập vương vị. Triều Hạ, vương triều theo chế độ nô lệ đầu tiên của lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện.

Lịch sử Trung Quốc 5000 năm,

5 1 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận