Đại Vũ: Tự Văn Minh

Đại Vũ, họ Tự, tên là Văn Minh, ngoài ra còn gọi là Hạ Vũ, Đế Vũ, năm sinh năm mất không rõ. Được Đế Thuấn nhường ngôi cho, là người được triều Hạ tôn kính. Trị vì được 8 năm, do lao động quá vất vả nên chết, thọ 100 tuổi, táng ở núi Hội Kê (nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang).

Lai lịch của Đại Vũ

Đại Vũ, vẽ bởi họa sĩ nhà Tống
Đại Vũ, vẽ bởi họa sĩ nhà Tống

Đại Vũ, con trai của Cổn (tộc trưởng bộ lạc Hạ) theo truyền thuyết là cháu của Chuyên Húc. Cổn chết do trị thủy thất bại. Đế Thuấn ra lệnh cho Vũ tiếp tục công việc trị thủy, Vũ thông minh chăm chỉ đối xử với mọi người rất hòa nhã, sẵn sàng hi sinh bản thân mình.

Ông ta lấy bài học của cha làm gương, trải qua kinh nghiệm thực tế, dùng phương pháp khơi dòng, ông đích thân chỉ đạo công việc dãi nắng dầm mưa, tính theo lịch là 13 năm cuối cùng cũng ngăn chặn được nước lũ.

Trong 13 năm này, ông đi qua nhà 3 lần mà không vào. Lần thứ nhất, đúng lúc vợ ông đang sinh con nghe tiếng trẻ khóc, thuộc hạ khuyên ông vào nhà xem tình hình ra sao, nhưng ông không vào vì sợ lỡ công việc trị thủy, lần thứ hai qua nhà, vợ ông đang bế con định trao cho ông bế, ông chỉ vuốt má đứa nhỏ rồi ra đi. Lần thứ ba, con trai ông giữ ông lại, ông giải thích vì công việc chưa xong không thể ở nhà được.

Tinh thần và thành tích của Vũ được mọi người tôn trọng, họ tôn ông là truyền nhân của bộ lạc liên minh Mễ Đới – Hoàng Đế.

Sau khi Đế Thuấn chết, ông lên kế vị.

Còn có một truyền thuyết khác cho rằng: Hai cha con Cổn – Vũ đều dùng phương pháp khơi dòng để trị thủy, cách thức của phương pháp này do Cổn nghĩ ra, nhưng mức độ thông minh của hai người lại khác nhau, do vậy người thành công, người thất bại. Sở dĩ Cổn chết, Vũ có thể tiếp tục nhiệm vụ của ông ta là do nhân tố về chính trị.

Ngoài ra chế độ xã hội thị tộc phụ hệ đã phát triển đến giai đoạn cuối. Trong giai đoạn lịch sử lúc đó Ngu Thuấn đại diện cho thế lực bảo thủ. Cổn đại diện cho tư tưởng tiến bộ. Cách làm của Cổn phá hoại phong tục tập quán cũ kỹ của xã hội thị tộc, kỳ thật ông ta dùng bạo lực bắt nhường chỗ cho chế độ dân chủ ý định đó đã làm cho Nghiêu tức giận và sai Thuấn giết Cổn.

Vũ giành bài học đau thương từ cha rút kinh nghiệm cho bản thân mình, phục tùng mọi mệnh lệnh của Thuấn, giành được lòng tin của Thuấn và được Thuấn nhường ngôi.

Sau khi lên ngôi

Sau khi lên ngôi, Vũ chú trọng nông nghiệp, thế lực chính trị của ông cũng rất mạnh từ lưu vực sông Hoàng Hà kéo đến lưu vực sông Trường Giang, ông định cư ở Dương Địch (nay thuộc huyện Vũ tỉnh Hà Nam).

Căn cứ vào sử ký thời đó đã có thế lực cộng đồng như: quân đội, quan lại… nói rõ đã xuất hiện bộ máy chính quyền.

Theo truyền thuyết để kỷ niệm ngày chiến thắng nạn lụt, Vũ đã sai đúc 9 cái đỉnh sắt đại diện cho 9 châu, khắc trên đá nhiều hoa văn, cầm thú tượng trưng cho chính quyền quốc gia về sau này.

Những năm cuối đời, Vũ hay trưng cầu ý kiến của các bộ lạc, chọn Cao Dao kế nhiệm, không may Cao Dao chết yểu, ông lại chọn con trai của Cao Dao là Bá Ích kế vị.

Vũ trị vì được 8 năm, từng triệu tập các thủ lĩnh bộ lạc đến hội họp ở miếu Sơn (nay là huyện Thị Hưng, tỉnh Triết Giang) mọi người đều hội họp tặng cho Vũ rất nhiều báu vật quý và góp những ý kiến quan trọng. Vũ ra lệnh cho Hạ Thiên ghi lại rõ ràng. Từ đó đổi tên miếu Sơn Thành là Kê Sơn. Lần hội họp đó chỉ có thủ lĩnh bộ lạc Phỏng Phương Thị (là một bộ lạc ở phương nam) không đến (nay là huyện Đức Sơn tỉnh Triết Giang).

Vũ tức giận, cộng thêm vào đó Phỏng Phong Thị không biết sợ đi xâm phạm người khác, liền bị Vũ bắt lại kê ra hàng loạt vũ trang, sau đó kết vào tội chết.

Sau khi kết thúc đại hội, Vũ do bị lao động vất vả nên đã lâm bệnh, trong lúc ốm Vũ vẫn điều hành công việc.

Tháng 8 năm đó Đại Vũ ngã bệnh và chết ở Hội Kê. Thuộc hạ của ông ta theo tác phong của ông ta: khiêm tốn tiết kiệm chỉ dùng có 3 lĩnh vải và một quan tài mỏng an táng ông ta ở núi Hải Kê.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận