Đế Thuấn, họ Diêu, tên là Trọng Hoa, sử sách gọi là Ngu Thuấn, là một người nhân đức, trị vì 50 năm, trên đường đi tuần ở phương Nam bị chết ở Thương Đồng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Thủ Nguyên tỉnh Hồ Nam) thọ 100 tuổi, táng ở núi Cửu Nghi (nay thuộc huyện Thủ Nguyên, một thuyết khác nói do đoạt ngôi, bị giam và chết ở Thương Đồng).
Thuấn là trưởng thị bộ lạc Ngu. “Mãnh Tử Lý Nữ biên” nói: ông ta quy thuận người Đông Di, cư trú ở Ngu (nay thuộc phía bắc huyện Ngu Thành tỉnh Hà Nam).
Thuấn là con một nông dân bình thường, cha mắt kém, mẹ mất sớm, cha lấy vợ và sinh được một em trai tên là Tương và em gái tên là Khỏa Thư. Cha mơ hồ mê muội, yêu quý mẹ ghẻ và em gái, không thích Thuấn, mẹ ghẻ tâm địa lang sói, em trai tính tình hung ác, họ thường ngược đãi Thuấn. Sau khi trưởng thành, Thuấn không thể sống chung với họ, đã bỏ nhà và đi đến núi Lịch Sơn (nay thuộc Sơn Tây) lợp một ngôi nhà cỏ, khai hoang trồng ruộng. Thuấn thương người, tính tình hòa nhã, luôn giúp đỡ mọi người, được dân chúng tin yêu, dần dần họ dọn đến ở gần Thuấn không bao lâu nơi đây trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc.
Nghiêu tuổi cao sức yếu, quyết định triệu tập các thủ lĩnh bộ lạc bảo chọn người kế vị ông ta. Mọi người biết tài đức của Thuấn đều nhất loạt bình chọn Thuấn. Vua Nghiêu qua thử thách, cuối cùng rất hài lòng về Thuấn đã gả con gái: Nga Tinh và Nữ Anh cho Thuấn, còn tặng một kho lương và một đàn dê.
Mẹ ghẻ và em trai thấy vậy sinh lòng ghen ghét đã xúi giục cha nghĩ cách hại Thuấn để cướp tài sản.
Một lần, cha sai Thuấn đi sửa nhà kho, đợi Thuấn trèo lên đỉnh nhà, Tượng chặt đứt thang rồi cùng cha mẹ châm lửa đốt định thiêu chết Thuấn. Ông chợt nhớ ra vợ vừa đưa cho hai chiếc nón lá, ông cầm mỗi tay một cái mở rộng hai chân, trông giống như chim giương cánh bay, nhảy xuống đồng cỏ khô gần đó bình yên vô sự.
Mưu kế không thành. Tượng nghĩ ra mưu khác. Một ngày, cha sai Thuấn đi vét giếng, Thuấn mang dụng cụ dùng dây thừng leo xuống đáy giếng. Ông vừa xuống đó, em trai và cha cắt đứt dây thừng, dùng đất đá lấp giếng lại. Họ quay về nhà Thuấn định cướp tài sản không ngờ Thuấn đã bình an trở về. Hai cha con kinh ngạc mặt mày thất sắc, lủi thủi bỏ đi. Hóa ra, Thuấn sớm đoán được ý định của họ, nên đã đào sẵn một lối đi lên mặt đất.
Vài ngày sau, Tượng lại đến và nói: “Hai lần trước thật có lỗi với anh, hôm nay em làm rượu thịt mời anh đến ăn để chuộc lỗi”.
Em gái Khỏa Thư biết bố mẹ và em trai muốn hãm hại Thuấn, cô ta rất thương xót. Cô ta biết lần này, Tượng đợi Thuấn uống say sẽ chém chết ông ta. Cô ta lén lút âm thầm đến nói cho Thuấn và chị dâu biết. Chị dâu lấy một túi thuốc bảo Thuấn đeo vào người rồi hãy đi dự tiệc. Nhân lúc họ chén to chén nhỏ chuốc rượu, Thuấn nhanh chóng đổ rượu vào túi, thấy rượu thịt đã tàn mà Thuấn không hề say, Tượng tức giận nhìn Thuấn quay về nhà.
Mặc dù bị họ đối đãi như vậy, Thuấn không hề hận họ, vẫn giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ, yêu mến anh em, tặng cho họ nhiều đồ vật quý báu.
Nghiêu thấy Thuấn sống trong một gia đình như vậy vẫn giữ tròn đạo hiếu thì nhất định trị vì tốt việc quốc gia, liền nhường ngôi cho Thuấn.
Sau khi kế vị, Thuấn trở về nhà bái kiến cha mẹ và phong đất cho Tượng ở Bí (nay thuộc huyện Linh Lăng tỉnh Hồ Nam). Cha và em trai Thuấn tâm địa quỷ quyệt bị lòng nhân từ của Thuấn làm cảm hóa, nên đã thay đổi tính nết.
Sau khi trị vì, Thuấn thường xuyên đi tuần ở bốn phương, loại bỏ những mối nguy hiểm như: Cung Cung, Tam Miêu,… trọng dụng nhân tài. Ví dụ: sai Vũ trị thủy, Khiết quản chính trị, Ích nắm quân đội, Dao nắm nông nghiệp và chọn Cồn kế vị.
Vào những năm cuối đời, người Miêu ở phương Nam làm loạn, ông đích thân dẫn quân đi dẹp, đưa Nga Tinh, Nữ Anh xuống Nam Hạ. Đến Tương Thủy để hai người vợ ở lại, còn mình dẫn quân tiến về phía trước. Đến Thương Ngô đột nhiên bị bệnh và chết, an táng ở núi Cửu Nghị. Nga Tinh và Nữ Anh nhận được tin dữ khóc mãi không thôi, họ men theo bờ sông Tương Thủy, khóc đến nỗi máu chảy trong mắt, nước mắt máu rượu bắn lên những cây trúc ở bờ sông điểm thành những vết lấm tấm. Người đời sau gọi trúc này là trúc Tương Phi, trúc đốm.
Cuối cùng quá đau khổ, cả hai cùng nhảy xuống sông Tương Thủy tự vẫn. Người đời sau lập miếu bên bờ sông để cúng tế họ. Tương truyền, hai người đều là thủy thần của sông gọi là Tương Quân-Tương Phu nhân.
Em trai Thuấn biết tin, từ xa lặn lội đến quỳ trước mộ khóc lóc hối hận, sau này biến thành một đầu voi lớn đứng canh mộ, người đời sau xây cạnh mộ ông tòa “Tị Đình” để tưởng nhớ ông.
“Sử kí Hạ bản kí” và “Mãnh Tử Vạn Chương” lại nói: Vào những năm cuối đời, Thuấn không lấy đức làm trọng, truyền ngôi cho con là Thương Vận (một người chỉ biết ăn chơi hưởng lạc). Vũ không phục, dùng thủ đoạn ép Thuấn đến Thương Ngô, giam Thương Vận ở Dương Thành còn mình đoạt ngôi vị.
Đế Vương Trung Hoa,