Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại những năm cuối đời, Hán Cao Tổ yêu quí Thích phu nhân. Thích phu nhân sinh con trai, đặt tên là Như Ý, được phong làm Triệu Vương. Hán Cao Tổ thây Thái tử Lưu Doanh d^. Lã Hậu sinh ra, tính tình nhu nhược, sợ sau này không làm nổi việc lớn, còn Như Ý thì nói năng và sử xự rất giống mình, vì vậy có ý đổi lập Như Ý làm Thái tử.
Ông đưa vấn đề này ra bàn bạc với các đại thần, nhưng các đại thần đều phản đối, ngay cả Trương Lương là người được Hán Cao Tổ kính trọng cũng ủng hộ Lã Hậu và mời bốn ẩn sĩ rất éo danh vọng đương thời, được gọi là “Thương Sơn tứ hạo” (hạo: Ông già đầu bạc) đến để phù tá Thái Tử Lưu Doanh.
Hán Cao Tổ thấy không có cách gì phế được Thái tử, liền nói với Thích phu nhân: “Thái tử có người giúp đỡ, đã đủ lông đủ cánh, không có cách gì thay đổi được”. Thích phu nhân lo lắng nhưng không biết làm sao được.
Khi trước, Hán Cao Tổ thảo phạt Anh Bố. đã bị trúng tên vào ngực. Sau này, vết thương cũ tái phát nghiêm trọng. Một lần, có người nói riêng với Hán Cao Tổ: “Phàn Khoái (em rể Lã Hậu) hợp tác với Lã Hậu, chỉ đợi hoàng thượng mất là sẽ giết Thích phu nhân và Như Ý.
Hán Cao Tổ nổi giận, liền gọi Trần Bình và tướng Chu Bột vào cung, bảo họ:
“Các ngươi mau đến quân doanh, chém đầu Phàn Khoái mang về đây cho ta”. Lúc đó, Phàn Khoái đang chỉ huy quân ở nước Yên. Trần Bình, Chu Bột nhận lệnh xong, bàn với nhau: “Phàn Khoái có công lán, lại là em rể của Hoàng hậu, chúng ta không nên tuỳ tiện giết ông ta. Bây giò hoàng thượng nổi giận muôn giết, lỡ sau này lại hô’i lại thì làm thế nào?”
Hai ngưòi bàn nhau, chỉ bắt giam Phàn Khoái vào xe tù đưa về Trường An, sau quả nhiên được Lã Hậu tha ra.
Hán Cao Tổ bệnh nặng, cho triệu tập các đại thần tới, bảo thủ hạ giết một con ngựa trắng, bắt mọi người quệt máu thề trước mặt mình: “Từ nay về sau, không phải họ Lưu thì không được phong vương, không phải công thần thì không được phong hầu. Ai làm trái lối thề, sẽ bị mọi người thảo phạt”.
Các đại thần đều tuyên thệ, Hán Cao Tổ mới yên tâm.
Bệnh ngày càng nặng, Hán Cao Tổ gọi Lã Hậu tới, dặn dò công việc về sau.
Lã Hậu hỏi: “Sau khi bệ hạ trăm tuổi, nếu Tiêu tướng quốc (tức Tiêu Hà) mất thì cử ai thay?
Hán Cao Tổ đáp: “Tào Tham có thể thay”.
Lã Hậu lại hỏi: “Sau Tào Tham thì là ai?”
Hán Cao Tổ nói: “Vương Lăng có thể thay. Nhưng Vương Lăng cương trực quá, nên để Trần Bình giúp đỡ ông ta. Trần Bình có nhiều mưu trí nhưng không độc lập đảm đương nhiệm vụ được. Chu Bột là người trung hậu, làm việc thận trọng, nhưng ít chữ nghĩa. Những người bảo vệ thiên hạ của họ Lưu sau này chính là Chu Bột”.
Lã Hậu định hỏi nữa nhưng Hán Cao Tổ lắc đầu: “Việc về sau nữa, thì Bà không thể biết được”.
Lịch sử Trung Quốc năm 195 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ mất. Lã Hậu giữ kín tin tức, bí mật gọi người tâm phúc là Thẩm Tự Cd tới nói: “Các đại tướng là những người cùng khởi binh với tiên đế. Họ phục vụ tiên đế nhưng vẫn không chịu cam tâm. Nay tiên đế mất đi, khó lòng mà tin cậy họ được, chi bằng đem giết cả đi”.
Thẩm Tự Cơ thấy công việc khó thực hiện, liền hẹn với anh cùa Lã Hậu là Lã Thích Chi để cùng hợp sức. Nhưng con của Lã Thích Chi là Lã Lộc liền tiết lộ tin mật đó cho bạn thân là Lịch Ký. Lịch Ký lại nói với cha mình là Lịch Thương.
Lịch Thương biết tin, vội vàng tìm gặp Thẩm Tự Cơ, nói: “Nghe tin hoàng đế mất đã bốn ngày, hoàng hậu không chịu phát tang, lại còn dự tính giết hại đại thần. Làm như vậy, các đại thần và tướng quân sẽ chống lại, không nói tới việc thiên hạ đại loạn, mà sợ rằng tính mạng của ông cũng không giữ được”.
Thẩm Tự Cơ cả sợ vội đi báo với Lã Hậu. Lã Hậu cũng cảm thấy âm mưu của mình khó thực hiện, liền hạ lệnh phát tang.
Sau khi an táng Hán Cao Tổ, thái tử tức vị, tức là Hán Huệ Đế. Lã Hậu trở thành thái hậu.
Hán Huệ Đế đúng là một người nhu nhược bất tài, mọi việc đều do Lã Hậu quyết định. Lã thái hậu nắm đại quyền trong tay, muốn làm gì thì tuỳ thích.
Bà vốn căm ghét Thích phu nhân và Triệu Vương Như Y, liền trước hết giáng Thích phu nhân làm nô lệ, đồng thời cho người đi gọi Triệu vương Như Ý về Trường An.
Hán Huệ Đê biết thái hậu muốn giết Như Ý, liền để Như Ý vào sống trong cung, cùng ăn cùng ngủ với mình, khiến thái hậu chưa tìm ra cách hạ độc thủ.
Một buổi sớm, Huệ Đế trở dậy ra ngoài tập bắn cung, muốn gọi Như Ý dậy cùng đi. Nhưng Như Ý trẻ tuổi đang ngủ ngon, Huệ Đế không nở đánh thức, liền đi ra một mình. Không ngờ khi trở về, Huệ Đế đã thấy Như Ý chết trên giường. Biết là Như Ý đã bị đầu độc, nhưng Huệ Đế cũng chỉ còn biết ôm xác Triệu vương gào khóc đau đớn.
Lã thái hậu đã giết Như Ý, còn tàn bạo sai chặt hết chân tay của Thích phu nhân, móc hai mắt và cho uống thuốc câm, rồi vứt vào chuồng lợn.
Hán Huệ Đế thấy Thích phu nhân bị Lã thái hậu hành hạ đến mức như vậy thì khóc lóc rồi sinh bệnh. Ông cho người nói với thái hậu “Việc làm đó không phải là việc của con người. Ta là con của thái hậu, không còn mặt mũi nào cai trị thiên hạ”,
Từ đó, Hán Huệ Đê không muốn hỏi han gì đến việc triều chính nữa.