Hạ Kiệt

Hạ Kiệt còn có tên là Lý Quý hay Đăng (Lữ Đăng), là con trai Hạ Phát, là vị vua thứ 17 và cuối cùng nhà Hạ. Ông kế vị sau khi cha chết là một người hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, trị vì 53 năm. Nước mất bị đưa đi đày và bị đói chết, táng ở núi Ngọa Ngư (Nam Sào) nay núi Ngọa Ngư, huyện Sào, tỉnh An Huy.

Tranh Hạ Kiệt vẽ năm 150
Tranh Hạ Kiệt được in trên tường năm 150 tại Sơn Đông

Năm sinh, năm mất: ? – 1764 TCN

Hạ Kiệt có sức khỏe vô cùng. Ông ta có thể nâng được cái mâm sắt, tính khí dã man, thường sát hại bà con trăm họ, phá hoại sản xuất nông nghiệp, thường đi chinh phạt các nước.

Năm thứ 33 sau khi lên ngôi, đem quân đi chinh phạt Hữu Thi Thị.

Hữu Thi Thị xin ông ta tha tội chết, rồi đem cống cho ông một mỹ nữ tên là Muội Hỷ – Kiệt si mê cô ta, nên sai làm cho cô ta nhà đẹp – đài ngọc – giường ngọc. Có người đem dâng cho ông 2 bản nhạc hoang dâm vô sỉ, tất cả những thứ đó đều đổ lên đầu bà con trăm họ. Nhân dân cực khổ vô cùng, phẫn nộ mà không dám kêu than.

Kiệt trọng những người vô dụng lẻo mép, làm hại những công thần trung lương, giết hại công dân. Kiệt rất đáng bị trừng phạt.

Năm thứ 37, sau khi ông ta lên ngôi, thủ lĩnh bộ lạc Thương ở phương Đông, cử một người có đức có tài tên là Y Doãn đi gặp Kiệt. Y Doãn dùng lời lẽ hợp lý nhân đức, khuyên nhủ Kiệt, khi vắng ông ta, hiểu nỗi thống khổ của bà con trăm họ, dùng tâm để trị vì thiên hạ. Kiệt không nghe và đuổi Y Doãn đi.

Vào những năm cuối đời Kiệt càng hoang dâm vô độ, Kiệt sai đào một cái đầm gọi là quan đầm. Ông ta thường tụ tập nam nữ ca hát ở trong đầm một tháng không thiết triều. Thái Sử Chung Cổ khóc lóc đòi gặp, ông ta nhất định không gặp, mắng nhiếc Chung Cổ nhiều chuyện. Chung Cổ biết Kiệt không còn cứu vãn được, liền hỏi bộ lạc Thương.

Đại thần Quan Long Phùng khuyên ông ta: “Bệ hạ nên thức tỉnh và nghe những lời xem trọng. Quần thần nên giữ gìn sức khỏe và chú trọng việc nước thì thiên hạ mới an yên, vương triều mới ổn định. Nếu bệ hạ ăn chơi xa xỉ, giết hại bách tính, thì sẽ bị diệt vong. Bệ hạ đã làm mất đi lòng tin trong nhân dân. Bây giờ bệ hạ hãy sửa đổi tâm tính mới có thể làm thay đổi lòng người”. Kiệt nghe xong rất giận Quan Long Phùng và ra lệnh chém ông ta.

Như vậy Kiệt càng làm mất đi lòng tin của những quân thần nhân nghĩa.

Lúc này dưới sự lãnh đạo của Thang, bộ lạc Thương ngày càng mạnh mẽ. Kiệt lo lắng bộ lạc Thương sang xâm hại mình, liền mượn cớ cầm tù Thang ở Hạ Đài (nay là Hà Nam) không lâu sau Thang có mưu kế khiến Kiệt phải phóng thích ông ta.

Sau đó dưới sự tham mưu của Y Doãn, đã đem quân đi đánh Kiệt. Đầu tiên diệt những đồng đẳng của Kiệt, tấn công hỗn Ngô quốc, sau đó bao vây tuyến đường quan trọng (nay ở phía tây huyện An Ấp, tỉnh Sơn Tây).

Kiệt biết tin sai quân đến đảo Điều. Hai bên tranh đấu, Kiệt đã lên đỉnh núi gần đó quan sát trận đấu, bỗng nhiên trời đổ mưa lớn. Kiệt vội vàng chạy xuống tránh mưa, quân nhà Hạ vẫn không muốn vì Kiệt mà liều mạng lúc này cũng nhân cơ hội đó tản mát hết.

Cuối cùng không khống chế được, đành phải trốn chạy vào trong thành. Quân Thương ở đằng sau đuổi gấp, Kiệt không dám ở đó lâu vội vàng mang mọi thứ báu vật quý và một con thuyền nhỏ chạy trốn qua sông chạy đến Nam Sào. Sau đó bị Thang đuổi bắt được, đã giam cầm tại nơi đây.

Lúc này Kiệt hối hận và đã phải than thở “Thật đáng tiếc giá như lúc đó mình giết Thang ở Hạ Đài thì có tốt không?”. Kiệt đã quen sống sung túc, ở đây lại hoang vu, không có người phục vụ, bản thân lại không quen lao động, bị đói chết ở núi Ngọa Ngưu. Một sách khác nói là chết ở núi Lịch Dương (nay ở huyện Hòa tỉnh An Huy). Cũng có sách sử nói rằng: Kiệt không bị quân Thương bắt giam, chạy đến Nam Sào bị ốm chết, triều Hạ bị diệt vong.

Nhà Hạ mất. Hạ Kiệt ở ngôi 52 năm, bị đày ra Nam Sào. Năm 1764 TCN, tức 3 năm sau thì qua đời tại núi Đình Sơn, không rõ bao nhiêu tuổi. Thành Thang lập ra nhà Thương.

Tội ác của Kiệt không thể nào tha thứ. Người đời sau tranh luận có người khẳng định, có người còn hoài nghi, Ôn Lặc Tất (triều Tống) cho rằng rất nhiều tội ác của Kiệt không phải do Kiệt làm, mà do hậu thế đem những tội ác chất lên mình người cuối cùng triều Hạ, tạo nặn ông ta thành 1 hôn quân điển hình mà thôi.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận