Hán An Đế: Lưu Hỗ

Hán An Đế tên là Lưu Hỗ là con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh – con trai Hán Chương Đế, là cháu của Hòa Đế, tuổi Ngọ. Tư cách tầm thường, là người hồ đồ. Sau khi Hán Thương Đế chết yểu được kế vị, tại vị 20 năm, ốm chết, thọ 32 tuổi.

minh họa Hán An Đế Lưu HỗNăm sinh, năm mất: 94 -125

Nơi an táng: Cung Lăng. Thụy hiệu là Hiếu An hoàng đế, miếu hiệu là Cung Tông.

Sau khi Thương Đế yểu mệnh qua đời, quyền lực trong triều đều do tay chân của Đặng thái hậu nắm giữ. Những người con trai của Hán Hòa Đế lại không có ai có thể làm hoàng đế. Sau khi cân nhắc, Đặng thái hậu đã đón con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh là Lưu Hỗ đến Lạc Dương, vội vàng lập ông làm hoàng đế. Khi đó Lưu Hỗ mới 13 tuổi, chưa hiểu biết gì nên mọi việc đều do Đặng thái hậu chủ trì.

Đặng thái hậu phải đối mặt với hai khó khăn lớn.

Chiến sự ở tây bắc đang căng thẳng. Các nước ở Tây Vực làm phản, lại thêm cuộc khởi nghĩa của dân tộc Khương, bắc Hung Nô xâm phạm biên cương khiến triều đình khó ứng phó. Các đại thần đều chủ trương xóa bỏ Tây Vực, lập lại đô hộ phủ. Lúc đó, có một người đứng lên. Đó là Ban Dũng, con trai của Ban Siêu.

Thời Chương Đế, do Tây Vực chiến tranh liên miên, cục diện không ổn định nên Chương Đế đã hạ lệnh xóa bỏ đô hộ phủ. Nhưng Ban Siêu đã dâng tấu xin tình nguyện ở lại Tây Vực. Sau đó, Ban Siêu đã tuyên truyền chính sách biên cương của triều Hán đến các tiểu quốc à đây, khiến cho mấy chục nước, trừ Quy Từ đều thần phục triều Hán. Ban Dũng muốn lợi dụng danh tiếng của phụ thân để đi sứ Tây Vực.

Sau khi được Đặng thái hậu phê chuẩn, Ban Dũng dân quân đến Tây Vực. Đầu tiên ông đoàn kết bốn quận ủng hộ nhà Hán ở Hà Tây rồi liên kết với các thuộc quốc ở Tây Vực, đánh bại quân Hung Nô, lại bình định được tộc Khương. Quan hệ giữa Tây Vực và nhà Hán lại trở nên tốt đẹp.

Một khó khăn nữa là thiên tai liên tiếp xảy ra. Năm 106, có 18 quận xảy ra động đất, 70 quận còn lại gặp nạn hồng thủy hoặc mưa đá, bão lốc. Mấy chục vạn dân phải lang thang, không nơi cư trú.

Năm 114, kinh thành và 23 quận huyện lại xảy ra động đất lớn, 36 quận huyện lại gặp nạn hồng thủy hoặc mưa đá. Mùa màng mất trắng, nạn dân chen kín khắp đường phố Lạc Dương.

Trước tình hình đó, một số triều thần không nghĩ cách đối phó mà lại khuếch trương tư tưởng mê tín cho rằng tại Lưu Hỗ làm hoàng đế không thuận ý trời và Đặng thái hậu nắm triều chính. Bọn họ hò hét ầm ĩ, muốn thừa cơ gây chính biến, lập Bình Nguyên Vương làm hoàng đế. Rất may là Đặng thái hậu đã biết trước nên kiên quyết trấn áp những kẻ làm loạn.

Năm 121, Đặng thái hậu qua đời. Hán An Đế nắm quyền hành nhưng không giải quyết hậu quả của thiên tai, chăm lo đời sống nhân dân mà lao vào cuộc chiến với ngoại thích họ Đặng.

Lúc đó, trong triều đình ngoài thế lực của họ Đặng còn có họ Lương và tàn sư của họ Đậu. Thế lực của hoạn quan Trịnh Chúng cũng rất lớn. Nhưng bọn chúng tranh đấu với nhau lại khiến cho triều đình ổn định hơn.

Trong đó, tập đoàn họ Đặng vẫn giúp ích cho triều đình nhất. Do Đặng thái hậu cai quản nghiêm khắc nên phần lớn người nhà họ Đặng đều giữ phép công, tận lực vì triều đình, có một số đóng góp cho đất nước. Nhưng An Đế lại thanh trừ bọn họ.

Sau khi trừ khử ngoại thích họ Đặng, hậu cung lại xảy ra sự cố.

Diêm hoàng hậu mà Hán An Đế sủng ái không có con trai. An Đế muốn lập con trai Lưu Bảo của Lý cung nhân làm thái tử. Nhưng Lý cung nhân đã bị Diêm hoàng hậu đầu độc chết, Diêm hậu sợ Lưu Bảo kế vị sẽ báo thù mình nên nói xấu Lưu Bảo với An Đế. An Đế tin lời bà ta, phế truất Lưu Bảo, giáng làm Tề Âm Vương. Đến tận lúc qua đời, An Đế cũng không lập thái tử nữa.

Năm 125, Hán An Đế đi tuần du phương nam, trên đường đi thi mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận