Hán Chiêu Văn Đế: Lưu Diệu

Tần Vương tên thật là Lưu Diệu, tự là Vĩnh Minh. Là cháu họ của Hán Quang Văn Đế Lưu Uyên. Tính tình kiến nghị, cuồng bạo. Cận Chuẩn giết chết Lưu Xán, Lưu Diệu có công giết chết Cận Chuẩn rồi sau đó xứng đế. Tại vị 11 năm. Bị quận Thạch Lặc bắt làm tù binh rồi bị giết chết. Không rõ nơi an táng.

Năm sinh, năm mất: ? – 329.

Mục lục

Lai lịch của Lưu Diệu

Lưu Diệu cũng là người Hung Nô. Do từ nhỏ mồ côi cha mẹ nên được bác họ là Lưu Uyên nuôi dưỡng. Sử chép rằng, Lưu Diệu từ nhỏ đã thông minh hơn người. Khi 8 tuổi, một lần đi theo Lưu Uyên lên núi săn bắn, đột nhiên trời mưa to, Lưu Diệu và tuỳ tùng trú dưới gốc cây. Lúc đó, sét đánh đổ cây, những người khác đều hoảng sợ ngã bò xuống đất, còn Lưu Diệu mặt vẫn không hề biến sắc. Từ nhỏ Lưu Diệu đã thích đọc sách. Nhưng ông đọc sách chỉ để mở mang kiến thức chứ không thích tìm hiểu ý tứ của chữ.

Tuy nhiên, Lưu Diệu lại thuộc lòng những sách về quân sự, chú trọng giải thích ý nghĩa sâu xa của cuốn sách. Lưu Diệu rất thích bắn cung, có thể bắn xuyên qua tẩm sắt dày 1 tấc, được gọi là “Thần xạ thủ”.

Làm trọng thần nước Hán

Sau khi Lưu Uyên thành lập nước Hán (Tiền Triệu), Lưu Diệu được phong làm Kiến Uy tướng quân, liên tiếp dẫn quân tấn công Huyền Thị (huyện Cao Bình tỉnh Sơn Tây ngày nay), Đồn Lưu (huyện Trường Tử tỉnh Sơn Tây ngày nay), Trung Đô (Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây ngày nay), đặt nền móng cho sự phát triển của nước Hán ở Tinh Châu. Lưu Uyên rất trọng dụng Lưu Diệu, phong ông làm tướng quốc, đô đốc, cai quản việc quân sự trong và ngoài nước.

Sau khi Lưu Thông kế vị, cũng rất trọng dụng Lưu Diệu. Lưu Thông và Lưu Diệu từng ở Lạc Xuyên một thời gian dài, cùng vật lộn với quân Tây Tấn ở vùng Hoàng Hà, tấn công hơn 100 đài luỹ của quân Tấn, bao vây Lạc Dương.

Năm 311, Lưu Diệu cùng với Thạch Lặc, Vương Di tấn công Lạc Dương. Lưu Diệu hạ lệnh thiêu cháy hết đường phố Lạc Dương, giết hơn 3 vạn vương công và quan lại, bắt Tấn Hoài Đế, Dương hậu và mang ngọc tỷ truyền quốc về Bình Dương. Lưu Diệu có công diệt Tấn nên được phong làm Xa kỵ Đại tướng quân, được lập phủ theo nghi thức của tam ti, Ung Châu mục, được phong làm Trung Sơn Vương. Sau khi tấn công thành Lạc Dương. Lưu Diệu lại phụrg lệnh tấn công Quan Trung. Không lâu sau, ông tấn công Trường An, bắt Tấn Mẫn Đế làm tù binh.

Trước khi lâm chung, Lưu Thông dặn dò Lưu Diệu và Lưu Cần cùng phò tá Lưu Xán. Sau khi Lưu Xán kế vị, tình hình nước Hán của người Hung Nô đột ngột xảy ra chuyển biến lớn. Cận Chuẩn dựa thế con gái được Lưu Xán sủng ái, độc chiếm quyền hành rồi phát động chính biến, giết chết Lưu Xán, giết tất cả tông thất họ Lưu của tộc Hung Nô ở Bình Dương, tự xưng làm Đại tướng quân, Hán Thiên Vương, sai sứ giả đến Đông Tấn nhận làm phiên hầu.

Lên ngôi hoàng đế Tiền Triệu

Nhận được tin Cận Chuẩn làm phản, Lưu Diệu tức tốc dẫn quân về Bình Dương thảo phạt Cận Chuẩn. Lưu Diệu được thái bảo Hô Diên Án, và thái phó Chu Kỳ ủng hộ lập làm hoàng đế. Sau đó, Lưu Diệu tấn công Cận Chuẩn, tiêu diệt toàn bộ họ Cận rồi đời đô về Trường An, đổi quốc biệt là Triệu. Sử gọi là Tiền Triệu. Năm 319, Lưu Diệu mượn cớ, giết chết Tả tưởng sứ của Thạch Lặc, Thạch Lặc nổi giận lôi đình, công khai tuyên bố cắt đứt quan hệ với Tiền Triệu.

Bình định phản loạn

Ngoài Thạch Lặc, còn có không ít thế lực chống đối với Lưu Diệu. Vào năm Tiền Triệu lập quốc, Tấn Nam Dương Vương Tư Mã Bảo tự xưng làm Tấn Vương. Lưu Diệu phái tướng lĩnh tấn công Tư Mã Bảo nhưng giao chiến hơn 20 ngày vẫn chưa phân thắng bại. Lưu Diệu đành phải đích thân ra trận mới bình định được.

Đến năm 320, tướng lĩnh của Lưu Diệu là Giải Hổ và Y Xa chuẩn bị liên minh với Ba Từ, Câu Từ, Khổ Chương phát động phản loạn. Lưu Diệu giết chết Giải Hổ, Y Xa, giam 5000 người trong đó có Câu Từ, Khổ Chương vào ngục chờ ngày xử trảm. Quang Lộc đại phu Du Tử Viễn xin Lưu Diệu miễn tội cho bọn họ. Lưu Diệu không nghe, xử trảm toàn bộ 5000 người đó. Việc làm này khiến cho người Ba, người Đê nổi giận, phát động phản kháng, cùng tôn Quy Thiện Vương Câu Cừ Tri làm thủ lĩnh, tiến hành khởi nghĩa. Khi đó, hơn 30 vạn người Khương, Đê, Ba, Hạt đều hưởng ứng. Quan Trung đại loạn, tình thế rất nguy cấp. Lưu Diệu đành phải theo chính sách xoa dịu của Du Tử Viễn, tuyên bố đại xá cho quân phản loạn mới lần lượt đầu hàng. Cuối cùng cuộc phản loạn cũng cơ bản được dẹp yên. Lưu Diệu cho hơn 20 vạn người Ba, Đê di cư đến Trường An. Tiếp đó, ông đích thân chinh phạt người Ba, Đê do Dương Nan Địch làm thủ lĩnh, cho hơn 1 vạn hộ dưới quyền Dương Nan Địch di cư đến Trường An. Rồi lại bình định quân phản loạn của Trần An ở Phong Châu. Phía tây mới tại được yên ổn.

Lưu Diệu đối xử rất tàn độc với những kẻ phản nghịch, đối với thần dân cũng thường lạm dụng quyền lực, chỉ nghe lời một mình hoàng hậu. Năm 311, khi Lưu Diệu và Vương Di, Thạch Lạc cùng tấn công Lạc Dương, bắt Dương hoàng hậu của Tấn Mẫn Đế làm tù binh. Thấy Dương hoàng hậu xinh đẹp, Lưu Diệu liền mang về, phong làm phi tử. Năm 319, sau khi Lưu Diệu dời đã đến Trường An, lập Dương phi làm hoàng hậu, Dương hoàng hậu sinh được 3 người con trai. Lưu Diệu rất yêu quý, sủng ái Dương Hậu. Sau khi Dương Hậu qua đời, Lưu Diệu vô cùng đau khổ, đặt thụy hiệu cho bà là Hiến Văn hoàng hậu.

Trong thời gian ngắn, Lưu Diệu đã chinh phục được Quan, Lũng nhưng dù ông dùng những trí thức người Hán làm quan, cũng mở trường học ở Trường An nhưng trước sau vẫn không có một chính sách trị quốc an dân hoàn chỉnh. Lúc mới vào Quan Trung, Lưu Diệu còn nghe theo lời can gián của bộ hạ. Nhưng không lâu sau khi bình định cuộc phản loạn của hai tộc Ba, Đê, ông không còn nghe lời can gián của các đại thần nữa.

Chiến tranh với Hậu Triệu

Từ năm 319, sau khi Thạch Lặc và Lưu Diệu cắt đứt quan hệ, hai bên chiến tranh liên miên. Tuy nhiên, thời kỳ đầu Lưu Diệu còn chiếm thế thượng phong, thường xuyên thắng trận. Lưu Diệu tự cao, cho rằng mình có tài mưu lược nên suốt ngày uống rượu đến say khướt, không thao luyện binh sĩ, cũng không quan tâm đến việc binh.

Năm 329, vua nước Hậu Triệu là Thạch Lặc dẫn quân vượt Hoàng Hà, tiến đánh Lưu Diệu. Lúc này, Lưu Diệu đã thành con sâu rượu, trước khi ra trận đều phải uống rượu trước rồi mới lảo đảo chỉ huy quân sĩ. Kết quả, quân Hậu Triệu còn chưa tấn công, thì quân Tiền Triệu đã bỏ chạy tán loạn. Lưu Diệu thấy vậy vội vàng cho ngựa quay về nhưng con ngựa bị sa xuống hố, hất ngã Lưu Diệu. Cuối cùng, Lưu Diệu bị bắt làm tù binh.

Năm 329, sau khi bắt được Lưu Diệu, Thạch Lặc cho giải ông ta đến giam cầm ở nước Tương (nay là Hinh Đài tỉnh Hà Bắc). Tháng 8 năm đó, Thạch Lặc lệnh cho Lưu Diệu viết thư khuyên thái tử Lưu Yến của Tiền Triệu đầu hàng. Lưu Diệu ngoài mặt thì đồng ý nhưng trong thư lại bảo Lưu Yến và quần thần hãy tận lực cứu nước, đừng vì ông ta mà dao động. Thạch Lặc xem xong thư thì nổi giận lôi đình, lệnh chém đầu Lưu Diệu.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận