Hán Thành Đế: Lưu Ngao

Hán Thành Đế tên thật là Lưu Ngao, tuổi Tỵ. Tính tình nhu nhược, háo sắc, bất tài. Là con trai của Hán Nguyên Đế. Được kế vị sau khi Nguyên Đế qua đời. Tại vị 27 năm, ốm chết, thọ 46 tuổi.

hán thành đế lưu ngaoNăm sinh: 52 TCN

Năm mất: 7 TCN

Nơi an táng: Diên Lăng (phía tây bắc thành phố Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Thụy hiệu là Hiếu Thành Hoàng Đế, miếu hiệu là Đống Tông.

Công – tội: Trong lịch sử Trung Quốc, ông được coi là một hôn quân, hoang dâm vô đạo, không có công lao gì. Nhưng trên thực tế, ông vẫn có công cải cách chính trị và phát triển văn hóa. Chỉ có điều tội nhiều hơn công.

Lưu Ngao được sinh ra sau cuộc tình một đêm của Hán Nguyên Đế và Vương Chính Quân. Từ nhỏ, Lưu Ngao đã thông minh lanh lợi, rất được Tuyên Đế yêu quý. Lưu Thích từng do dự khi lập Lưu Ngao làm thái tử nhưng vì tiên hoàng rất sủng ái Lưu Ngao nên ông đã truyền ngôi vị cho Lưu Ngao khi ông 19 tuổi.

Ham mê tửu sắc bỏ bê triều chính

Hứa hoàng hậu của Lưu Ngao là người nhà hoàng hậu Hứa Binh Quân của Tuyên Đế. Bà là người xinh đẹp, có học vấn, sinh được 2 người con 1 trai, 1 gái nhưng đều chết yểu. Có thể là do thái hậu can thiệp, Thành Đế dần dần lạnh nhạt với hoàng hậu.

Một lần Thành Đế đến chơi nhà em gái là công chúa Dương A gặp một ca kỹ xinh đẹp, thân hình mảnh mai, lập tức mê đắm. Công chúa Dương A bàn đưa nàng ta vào cung. Nàng ta tên là Triệu Phi Yến. Cha của Phi Yến là Triệu Lâm vốn một gia nô trong phủ quan. Sau khi sinh ra Phi Yến thì không nuôi nổi nên vất ra ngoại thành. Không ngờ mấy ngày sau, Triệu Lâm vẫn nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ, nên bối rối không yên. Khi tìm đến chỗ đã vất đứa trẻ thì thấy nó vẫn chưa chết lại bế về nuôi.

Thành Đế vô cùng sủng ái Phi Yến, ngày đêm không rời. Ông ta nghe nói Phi Yến còn có một người em gái tên là Hợp Đức còn xinh đẹp hơn thì lập tức đích thân đến nhà Phi Yến, đón Hợp Đức vào cung. Hai chị em đều được phong làm chiêu nghi. Sau khi 2 chị em họ vào cung đã khiến cho Thành Đế mê muội điên đảo quên hết mọi thứ.

Phi Yến nổi tiếng giỏi ca múa, thân hình rất mảnh mai. Có một lần khi nàng ta đang nhảy múa trong đình hóng gió thì một cơn gió thổi đến, nếu không nhờ nhạc sư kéo lại thì nàng ta đã bị gió thổi bay xuống hồ. Thành Đế từng lệnh cho lực sĩ bê đĩa ngọc để nàng ta nhảy múa ở bên trên. Triệu Phi Yến là một nghệ sĩ ca xướng và vũ đạo nổi tiếng trong lịch sử.

Còn Triệu Hợp Đức lại là một người đàn bà phóng đãng, bản lĩnh của nàng ta chủ yếu là ở phòng the. Hợp Đức từng khiến Thành Đế mê muội, mấy ngày không xuống khỏi giường. Nàng ta dung mạo như hoa nhưng tâm địa vô cùng độc ác, không chỉ sát hại Hứa hoàng hậu mà còn liên tiếp giết chết hai người con trai của Thành Đế. Hai chị em họ không thể sinh con thì người khác cũng không thể có con.

Không lâu sau, Triệu Phi Yến được phong làm hoàng hậu. Thành Đế đam mê tửu sắc, không quan tâm đến triều chính, thái hậu phong hầu cho các em trai của mình. Trong đó, anh cả Vương Phượng làm Đại tư mã, Đại tướng quân kiêm Thượng thư lệnh, quyền hành khuynh đảo triều chính. Em trai Vương Mạn chết sớm nên thái hậu đón cháu trai là Vương Mãng vào cung nuôi dưỡng. Vương Mãng nhanh chóng leo lên những chức vụ quan trọng.

Tình hình triều chính lúc đó vô cùng mục nát.

Nhưng Thành Đế vẫn muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Đầu tiên, ông rất muốn tập trung quyền lực vào tay mình, thay đổi tình trạng ngoại thích lộng hành hiện tại. Do đó, ông sáng lập “chế độ tam công”. Trong triều đình, ngoài thừa tướng còn lập thêm 2 chức vị có quyền hành ngang bằng với thừa tướng là Đại tư mã là Đại tư không để phân tán quyền lực của thừa tướng, tăng thêm quyền lực của hoàng đế. Chế độ này được các đời sau kế thừa.

Thành tựu to lớn trong văn hóa

Chính trị tuy không có nhiều thành tựu nhưng văn hóa lại có những thành tựu to lớn. Thứ nhất là bộ sách nổi tiếng vé nông nghiệp “Phiếm thắng chi thư”, tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp ở phương bắc, phản ánh sự tiến bộ của kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc. Một bộ sách khác là “Thất lược”, do Thành Đế khởi xướng, đại học giả Lưu Hướng biên soạn. Lưu Hướng chưa hoàn thành bộ sách thi qua đời, sau này con trai Lưu Hâm tiếp tục hoàn thành. Việc sưu tầm, chỉnh lý bộ sách này có ý nghĩa đánh dấu thời đại. Bộ sách gồm 13.296 quyển, phân làm 7 loại nên gọi là “Thất lược”.

Một ngày tháng 2 năm 7 TCN, Lưu Ngao dậy sớm, khi đang thắt đai lưng thì đột nhiên ngã gục, không lâu sau thì băng hà. Ông đã ngã xuống giường của Triệu Hợp Đức. Có người nói rằng ông chết do trúng gió, có người nói do uống xuân dược quá liều.

Sau khi ông chết, Triệu Hợp Đức tự biết khó tránh bị trách tội nên cũng tự sát.

Triệu Phi Yến từng ủng hộ Lưu Hân lên ngôi hoàng đế. Sau khi làm hoàng đế, Lưu Hân giữ Phi Yến lại và tôn làm thái hậu. Đến khi Vương Mãng chuyên quyền, thái hoàng thái hậu mới phế nàng ta làm thứ dân. Phi Yến cảm thấy xấu hổ nên đã tự sát.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận