Hậu Tần Văn Hoàn Đế tên là Diêu Hưng, tự là Tử Lược, tuổi Dần. Là con trai trưởng của Hậu Tần Vũ Chiêu Đế Diêu Trường. Kế vị sau khi Diêu Trường qua đời. Tại vị 23 năm. Khi ông ngã bệnh, con trai Diệu Âm cướp ngôi khiến ông bị sốc rồi qua đời. Thọ 53 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 366 – 416
Nơi an táng: Ngẫu Lăng (không rõ ngày nay ở đâu). Thụy hiệu là Văn Hoàn Đế, miếu hiệu là Cao Tổ.
Năm 393, Diêu Trường mắc bệnh qua đời, Diêu Hưng kế vị, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ.
Trong thời gian Diêu Hưng tại vị rất coi trọng việc thu hút nhân tài để phát triển thực lực của Hậu Tần. Để các sĩ tử tự do học tập, Diêu Hưng hạ lệnh không hạn chế số lượng người đăng ký đi học. Để đào tạo quan lại chấp pháp một cách bài bản, Diêu Hưng còn lập một trường học về pháp luật ở Trường An. Đồng thời, ông cũng đề xướng tiết kiệm, từng hạ lệnh không được dệt gấm, lụa. Xe ngựa không được dùng vàng, ngọc để trang trí. Từ triều đình đến thường dân đều thực hành tiết kiệm. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Diêu Hưng ra lệnh phóng thích những người tự bán mình làm nô tỳ, cho họ về quê làm ruộng. Nhờ những chính sách trên, quốc lực của Hậu Tần ngày càng lớn mạnh, lần lượt tiêu diệt Tiền Tần, Hậu Lương, thu phục được Tây Tần.
Cuối thời Diêu Hưng trị vì, Hậu Tần xảy ra biến loạn do các con của Diêu Hưng tranh quyền đoạt vị gây nên. Tháng 2 năm 416, Diêu Hưng dẫn quân đánh xuống phía nam, trên đường đi thì ngã bệnh. Vội vàng trở về đến Trường An thì bệnh tình đã nghiêm trọng. Em gái ông là Nam An công chúa vào cung thăm hỏi, gọi ông mà ông không thể trả lời. Cung nhân đều cho rằng ông sắp chết nên rất hoảng hốt. Con trai út của Diêu Hưng là Diêu Canh Nhi hay tin liền bảo cho anh trai là Nam Dương Công Diêu Âm. Diêu Âm vốn đã chuẩn bị từ trước, nên nhận được tin liền triệu tập bọn vây cánh như Nghiêm Xung, Diêu Vũ Bá tấn công Đoan Môn. Thái tử Diêu Hoằng vội phái điện trung tướng quân thống lĩnh cấm vệ quân cản đường bọn Diêu Âm. Diêu Âm không thể tiến vào cung, liền hạ lệnh thiêu cháy Đoan Môn, khiến cả hoàng cung hỗn loạn. Diệu Hưng gắng sức lên điện, khiến cấm vệ quân sĩ khí lên cao, phản quân bỏ chạy tán loạn, Diệu Âm bỏ chạy đến Lệ Sơn.
Cuộc phản loạn này là một cú sốc lớn khiến Diêu Hưng vô cùng tức giận. Vài ngày sau đó, ông qua đời trong cung điện tại Trường An.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,