Hậu Triệu Thái Tổ: Thạch Hổ

Hậu Triệu Thái Tổ tên là Thạch Hổ, tự là Lý Long, tuổi Dần. Tính tình tàn bạo. Là cháu của Thạch Lặc. Sau khi phế truất Thạch Hoằng, tự lập làm hoàng đế. Tại vị 15 năm, ốm chết, thọ 56 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 294 – 349.

Nơi an táng: lăng Hiển Nguyên (không rõ ngày nay ở đâu). Miếu hiệu là Thái Tổ.

Thạch Hổ là cháu của Thạch Lặc, được Thạch Lặc nuôi dưỡng từ nhỏ nhưng không biết vì sao năm 11 tuổi đột nhiên mất tích. Sáu năm sau, đến khi 17 tuổi, Thạch Hổ mới được Thứ sử Tinh Châu của Tây Tấn là Lưu Côn đưa trở về với Thạch Lặc. Không biết trong sáu năm đó Thạch Hổ đã phải chịu đựng khó khăn, gian khổ thế nào mà khi về với Thạch Lặc, tính cách rất tàn bạo. Thạch Hổ chơi bời lêu lổng, nhiều lần dùng đạn bắn vào người khác, khiến cho các quan binh rất bất mãn. Thạch Lặc thấy vậy, nói với mẹ là Vương thị: “Đứa trẻ này quá tàn bạo, cử giết chết nó là xong chuyện”. Vương thì lại cho rằng Thạch Hổ là một người tài, không nên giết. Thạch Lặc nghe theo, đề bạt ông ta làm Chinh tố tướng quân. Thạch Hổ trị quân rất nghiêm khắc, đánh trận rất dũng mãnh, nhưng những tù binh bắt được không phân nam nữ đều giết sạch. Tuy Thạch Lặc thường xuyên trách mắng Thạch Hổ nhưng cho rằng ông ta là một tướng tài nên dần dần cũng trọng dụng.

Năm 330, Thạch Lặc xưng đế phong Thạch Hổ làm Thái uý, giữ chức thượng thư lệnh, rồi lại thăng làm Trung Sơn Vương, cai quản vạn hộ dân. Khi đó, Thạch Hổ luôn cho rằng mình có công lao lớn nhất, sau khi Thạch Lặc xưng đế, mình đương nhiên sẽ làm Đại thiền vu. Không ngờ, chức Đại thiền vụ lại thuộc về con trai Thạch Lặc là Thạch Hoằng. Thạch Hổ bắt đầu bất mãn với Thạch Lặc, nảy sinh ý làm phản. Sau khi Thạch Lặc qua đời, Thạch Hổ bức thái tử Thạch Hoằng kế vị trước rồi sau đó lại phế truất làm Hải Dương Vương. Ít lâu sau thì giết chết Thạch Hoằng và tất cả Con trai của Thạch Lặc, coi như để giải nỗi hận trong lòng.

Sau khi kế vị, Thạch Hổ ban hành nhiều hình phạt tàn bạo, tăng tô thuế, xây dựng nhiều công trình lớn, bắt vô số dân đi lính, chinh chiến liên miên, bóc lột sức dân, tôn sùng Nho giáo, Phật pháp, hoang dâm bạo ngược, khiến dân chủng chịu vô số khổ nạn.

Thạch Hổ chỉ lo chơi bời hưởng lạc, giao phó mọi việc triều chính cho thái tử Thạch Thúy. Nhưng người này còn tàn bạo, hoang dâm hơn cả phụ thân. Thạch Thúy thường nhân đêm tối xông vào nhà dân, cưỡng bức vợ người khác, có lúc thậm chí còn giết chết tỳ thiếp của mình rồi đặt đầu lâu lên bàn để các đại thần cùng xem. Tuy Thạch Thúy là kẻ tàn bạo, hoang dâm nhưng lại không chịu nổi sự độc đoán của phụ thân. Sau này, Thạch Thuý dẫn quân ra khỏi kinh, chuẩn bị đến Ký Châu rồi phát động phản loạn. Nhưng vừa xuất phát thì quân sĩ đã sợ chết, lũ lượt bỏ trốn, Thạch Thúy đành phải quay về cung. Thạch Hổ biết chuyện rất tức giận, giam lỏng hắn trong cung, đến khi nguôi giận mới thả ra. Nhưng sau khi được thả, Thạch Thúy không thèm để tâm đến phụ thân, gặp mặt cũng không chào, quay đầu bỏ đi. Thạch Hổ lệnh cho hắn đứng lại nhưng Thạch Thúy giả vờ không nghe thấy, bước vội đi. Thạch Hổ giận tím mặt, tuyên bố phế Thạch Thúy làm thường dân. Rồi trong đêm, sai người giết chết Thạch Thúy cùng phi tử Trương thị và con cái 26 người, nhét vào quan tài mang đi chôn.

Kẻ bạo chúa thường thích gây chiến tranh. Thạch Hổ cũng không ngoại lệ. Nhưng phần lớn những cuộc chinh phạt của ông ta đều thất bại. Chinh chiến thất bại, Thạch Hổ thường trút giận vào thần dân. Thạch Hổ đã tìm bắt hơn 3 vạn con gái từ 13 đến hơn 20 tuổi trong dân chúng vào hậu cung mà vẫn chê không đủ. Nên năm 345 lại đặt ra chức Nữ quan, tìm bắt dân nữ. Quan lại các quận huyện muốn lấy lòng ông ta nên bắt bớ bừa bãi rồi dâng cho Thạch Hổ. Theo thống kê thì chỉ tính những phụ nữ đã kết hôn bị bắt đã lên đến 9 ngàn người. Những việc này khiến dân chúng vô cùng bất mãn.

Nhưng Thạch Hổ vấn hoang dâm hưởng lạc, không quan tâm đến tình hình đất nước. Năm 347, ông ta nghe lời hoà thượng Ngô Tiến, lệnh tập trung 16 vạn nam nữ, 10 vạn cố xe để xây dựng Hoa Lâm uyển ở Nghiệp Thành. Trong khi thi công gặp mưa bão lớn, mấy vạn người bị chết. Tháng 9 năm đó, Thạch Hổ lại lệnh cho thái tử Thạch Tuyên đến núi Đại Xuyên cầu phúc cho mình. Thạch Tuyên thống lĩnh 18 vạn đại quân, hùng dũng lên đường. Thạch Hổ thấy vậy, cười rồi nói: “Xem khí thế của con trai ta, không phải trời long đất lở, chẳng có gì đáng phải lo lắng. Ta chỉ cần vui vầy với con cháu sống những năm tháng cuối đời là được rồi”. Ít lâu sau, Thạch Hổ lại lệnh cho con trai là Thạch Thao đến đất Tần, Ung cầu phúc. Quy mô chuyến đi của Thạch Thao cũng hoành tráng không kém gì Thạch Tuyên, khiến Thạch Tuyên tức giận. Tháng 4 năm sau, sau khi Thạch Thao trở về kinh đô, Thạch Tuyên sai thân tín ám sát Thạch Thao. Thạch Hổ hay tin đó rất tức giận, lệnh cho người chất củi khô ở phía bắc Nghiệp Thành, lệnh thiêu cháy Thạch Tuyên và kẻ thân tín đó thành than và còn giết chết 9 người gồm vợ cùng con cái của Thạch Tuyên.

Năm 348, Thạch Hổ ngã bệnh. Ông ta muốn xưng đế, đổi niên hiệu để mang lại điềm may, nên chính thức xưng đế, đổi niên hiệu là Thải Ninh, lập Thạch Thế làm thái tử. Nhưng ông ta xưng đế chưa được bao lâu thì xảy ra khởi nghĩa của Lương Độc, người được Thạch Hổ phái đi lính thủ ở biên cương. Thạch Hổ phải huy động tất cả binh lực trong nước mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa này.

Tháng 4 năm 349, Thạch Hổ qua đời vì bạo bệnh ở điện Kim Hoa tại Nghiệp Thành.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận