Sự bóc lột, của Vương Mãng cộng với thiên tai liên tiếp khiến nông dân không còn đường nào khác, phải vùng lên khởi nghĩa. Ở miền Đông và miền Nam đều có nhiều nhóm nông dân nổi dậy chống lại quan binh.
Lịch sử Trung Quốc năm 17 Công nguyên, vùng Kinh Châu ở miền Nam bị nạn đói. dân chúng phải vào rừng và vùng đầm ao đào rễ cây và các thứ củ để ăn chống đói. Dần dần, những thứ đó trở nên khan hiếm, dân đói phải tranh giành nhau, ở Tân Thị (nay ở Đông bắc Kinh Sơn, Hồ Bắc) có hai người có uy tín là Vương Khuông và Vương Phượng đứng ra dàn xếp được nông dân ủng hộ. Mọi người bầu họ làm thủ lĩnh.
Vương Khuông và Vương Phượng liên tổ chức dân đói lại phát động khởi nghĩa. Họ nhanh chóng tập hợp được mấy trăm người và một số phạm nhân vượt ngục đến tham gia.
Bọn họ chiếm vùng núi Lục Lâm (nay là núi Đại Hồng, Hồ Bắc) làm căn cứ địa, rồi chiếm vùng nông dân phụ cận. Chỉ trong mấy tháng, nghĩa quân phát triển thành bảy tám nghìn người.
Vương Mãng cử hai vạn quân quan đến dẹp quân Lục Lâm, bị đánh cho đại bại phải tháo chạy. Quân Lục Lâm thừa thế đánh chiếm mấy tòa huyện thành, phá nhà giam, thả tù phạm, phá kho lương thực chia cho người nghèo và vận chuyển lên núi Lục Lâm. Người nghèo theo về càng đông, quân khởi nghĩa tăng lên hơn năm vạn.
Năm sau, trên núi Lục Lâm không may có dịch bệnh, số người bị chết vì dịch bệnh lên tới hơn hai vạn. Số còn lại đành rời núi Lục Lâm, chia làm ba cánh quân Là: Tân Thị binh, Bình Lâm (nay ở Đông Bắc huyện Tùng, Hồ Bắc) binh và Hạ Giang (tên gọi đoạn sông Trường Giang từ phía tây Hồ Bắc trở xuống) binh. Ba cánh quân đều chiếm địa bàn riêng, đội ngũ lại lớn mạnh lên.
Trong khi ở miền Nam, quân Lục Lâm đánh lại quân quan ở vùng Kinh Châu, thì ở miền đông, quân khởi nghĩa cũng phát triển, ở Hải Khúc, Lang Nha (nay thuộc huyện Nhật Chiếu Sơn Đông) có một bà già họ Lã có con trai là công sai trong huyện, vì không chịu đánh đập người nghèo không đủ tiền nộp thuế theo lệnh quan, nên bị quan huyện giết. Việc đó gây nên công phẫn, có hơn một trăm nông dân nghèo vùng lên báo thù cho Lã Mẫu, giết quan huyện rồi cùng Lã mẫu trốn đến Hoàng Hải.
Lúc đó, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa khác là Phàn Sùng dẫn mấy trăm người đến núi Thái Sơn. Sau khi Lã Mẫu chết, thủ hạ của bà đi theo quân khởi nghĩa Phàn Sùng. Không đầy một năm đội ngũ tăng thêm hơn một vạn di chuyển trong vùng Thanh Châu – Từ Châu, đánh lại bọn quan lại, địa chủ.
Quân khởi nghĩa Phàn Sùng có kỷ luật rất nghiêm, quy định kẻ nào giết hại dân chúng sẽ bị xử tử, kẻ nào làm hại dân chúng bị xử tội. Vì vậy, họ được dân chúng nhiệt liệt ủng hộ.
Năm 21 Công nguyên, Vương Mãng phái thái sư Vương Khuông (trùng tên với Vương Khuông, lãnh tụ quân Lục Lâm) cùng tướng Liêm Đan đem mười vạn quân trấn áp quân khởi nghĩa Phàn Sùng. Phàn Sùng đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành đại chiến với quân Vương Mãng. Để tránh lầm lẫn khi giao chiến, Phàn Sùng hạ lệnh cho quân mình tô màu đỏ lên lông mày, để dễ phân biệt. Do đó, quân khởi nghĩa Phàn Sùng có biệt danh là “quân Xích Mị ” (xích: mầu đỏ, mi: lông mày).
Trong trận chiến đấu đó, quân Vương Mãng đại bại, chạy trốn quá nửa. Thái sư Vương Khuông bị Phàn Sùng đâm một thương trúng đùi, được quân cứu chạy thoát còn tướng Liêm Đan bị giết trong đám loạn quân. Quân Xích Mi càng đánh càng mạnh, phát triển tới hơn mười vạn người.
Tin tức về quân khởi nghĩa Lục Lâm và Xích Mi đánh bại quân Vương Mãng ở miền Nam và miền Đông lan truyền đi khắp nơi, nông dân các địa phương khác cũng rục rịch hưởng ứng. Trên vùng bình nguyên bao la hai bên bờ Hoàng Hà có mấy chục cánh quân khởi nghĩa với qui mô khác nhau. Một số quý tộc, địa chủ cường hào sa sút cũng nhân cơ hội khởi binh chống lại Vương Mãng.
Ở Thung Lăng thuộc quân Nam Dương (nay ở phía bắc Ninh Viễn,Hồ Nam) có hai anh em cường hào là Lưu Dần và Lưu Tu vốn oán giận trước việc bị Vương Mãng phế bỏ phong hiệu tông thất triều Hán. Không cho người họ Lưu làm quan, liền phát động người trong họ và tân khách được bảy tám ngàn người khởi binh ở Thung Lăng. Họ liên hợp với ba cánh quân khởi nghĩa nông dân Lục Lâm liên tiếp đánh bại mấy danh tướng của Vương Măng, nên thanh thế rất lừng lẫy.
Mấy cánh quân khởi nghĩa Lục Lâm không có sự chỉ huy thống nhất. Các tướng sĩ cho rằng binh mà đông đảo thì cần có một thủ lĩnh mới có thể thống nhất hiệu lệnh. Một số tướng lĩnh xuất thân quý tộc, lợi dụng quan niệm chính thống còn tồn tại trong số đông, đề xuất ý kiến phải chọn một người họ Lưu làm thủ lĩnh thì mới phù hợp lòng người.
Trong quân Lục Lâm có rất nhiều người họ Lưu, biết chọn ai là thủ lĩnh? Quân Thung Lăng muốn để cử Lưu Dần nhưng quân Tân Thị và quân Bình Lâm thấy Lưu Dần thể lực quá lớn, muốn chọn một quý tộc sa sút, là Lưu Huyền lên làm hoàng đô. Lưu Dần lại nêu ý kiến là nên đợi tới lúc tiêu diệt xong Vương Mãng và thu phục được quân Xích Mi rồi hãy lập hoàng đế. Ý kiến này bị phản đối. Lưu Dần thấy lực lượng của mình chưa đủ đành đồng ý lập Lưu Huyền.
Năm 23 Công nguyên, tướng sĩ các cánh quân Lục Lâm chính thức tôn Lưu Huyền lên làm hoàng đế, khôi phục quốc hiệu triều Hán, lấy niên hiệu là: “Canh Thủy” liền Lưu Huyền cũng được gọi là Canh Thủy Đế. Canh Thủy Đế phong Vương Khuông, Vướng Phượng làm thượng công, Lưu Dần làm đại tư đồ, Lưu Tú Làm Thái Thường thiên tướng quân. Những tướng lĩnh khác cũng đều được phong chức.
Tới lúc đó, quân Lục Lâm còn gọi là Hán Quân.