Nước Sở từ khi bị Tần đánh thua, luôn bị Tần ức hiếp. Sở Hoài Vương lại muốn liên hiệp với Tề. Tần Chiêu Tương Vương lên ngôi, liền viết thư cho Sở Hoài Vương, lời lẽ rất khiêm tốn, mời Sở Hoài Vương đến Vũ Quan (nay ở Đông nam huyện Đan Phượng, tỉnh Thiểm Tây) để họp và ký kết minh ước.
Sở Hoài Vương nhận được thư, thấy rất khó xử: nếu không đi thì sợ Tần mất lòng, nếu đi lại sợ nguy hiểm, liền bàn bạc với các đại thần.
Đại phu Khuất Nguyên nói với sỏ Hoài Vương: “Nưóc Tần tàn bạo như lang sói, chúng ta bị họ ức hiếp đã nhiều lần. Nếu đại vương đến đó, nhất định sẽ bị mắc lừa’1.
Nhưng con của Sở Hoài Vương là công tử Tử Lan lại một mực khuyên sở Hoài Vương nên đi, và nói: “Vì chúng ta coi nước Tần là kẻ thù, kết quả đã chết bao nhiêu người, lại mất nhiều đất đai. Nay nước Tần muốn hoà hảo với ta, tại sao ta lại từ chối họ?*1
Sở Hoài Vương nghe theo lời công tử Tử Lan, liền đi sang Tần.
Quả nhiên, sự việc diễn ra như Khuất Nguyên đã dự đoán, Sỏ Hoài Vương vừa đến Vũ Quan, liền bị binh mã của Tần mai phục từ trước, chặn mất đường về. Trong cuộc hội kiến, Tần Chiêu Tương Vương buộc Sở Hoài Vương phải cắt nhượng đất Kiềm Trung cho Tần. sở Hoài Vương không đồng ý, Tần Chiêu Tương Vương liền đưa sở Hoài Vương về giam lỏng tại Hàm Dương, yêu cầu đại thần nước Sở mang đất đai đến chuộc mới thả ra.
Các đại phu nước Sở nghe tin quốc vương bị bắt, liền lập thái tử lên ngôi vua và cự tuyệt việc cắt nhượng đất đai. Đó là sỏ Khoảnh Tương Vương. Công tử Tử Lan được cử làm Lệnh Doãn.
Sở Hoài Vương bị giam ở Tần hơn một năm, rất khổ sở, tìm cách trốn khỏi Hàm Dương, nhưng bị quân Tần đuổi theo bắt lại. Ông lo buồn sinh bệnh, chẳng bao lâu sau chết ở nước Tần.
Người nước Sở rất bất bình về chuyện Sở Hoài Vương bị nước Tần ức hiếp, bỏ thân ở nước ngoài, Đặc biệt là Khuất Nguyên, càng căm uất, ông khuyên Sở Khoảnh Tương Vương chiêu tập nhân tài, xa rồi bọn tiểu nhân, khuyến khích tướng sĩ, thao luyện binh mã để báo thù cho đất nước và cho Sở Hoài Vương.
Nhưng những lời khuyên của ông không những không có tác dụng gì, mà lại làm cho công tử Tử Lan và Cận Thượng căm ghét. Bọn người này ngày ngày vu cáo Khuất Nguyên với Sở Khoảnh Tương Vương:
“Đại vương có nghe thấy lời kể tội của Khuất Nguyên không? Ông ta luôn nói với mọi người là đại vương đã quên mất môi thù với nước Tần, là kẻ bất hiếu, các đại thần không chủ trương chống Tần, là bất trung. Nước Sở sản sinh loại vua tôi bất hiếu bất trung đó thì làm sao mà không mất nước? Đại vương, lời lẽ gì đó thật là khi quân phạm thượng!”
Sỏ Khoảnh Tương Vương nổi giận, cách chức Khuất Nguyên và đày xuống vùng Tương Nam.
Khuất Nguyên ôm ấp hoài bão cứu nước cứu dân và chỉ nghĩ cách phú quốc cường dân lại bị bọn gian thần bài xích, thì uất giận điên người. Sau khi đến Tương Nam ông thường đi ven bờ sông Mịch La (nay ở Đông bắc tỉnh Hồ Nam), vừa đi vừa cất lên lời ca ai oán.
Những nông dân vùng đó biết ông là một đại thần yêu nước đều rất thương cảm. Có một ông lão đánh cá trên sông Mịch La, rất khâm phục nhân cách của Khuất Nguyên, nhưng không tán thành tình cảm sầu muộn của ông.
Một lần, Khuất Nguyên gặp ông lão đánh cá đó. Ông lão nói với Khuất Nguyên: “Ngài là quan đại phu của nước Sở, tại sao lại đến nông nỗi này?”
Khuất Nguyên nói: “Rất nhiều người là kẻ bẩn thỉu, chỉ có ta là người sạch sẽ. Rất nhiều người đều say khướt, chỉ có một mình ta tỉnh táo, cho nên ta bị đuổi đến đây”.
Ông lão không cho thế là phải, và nói lại: “Nếu ngài đã thấy mọi người là bẩn thỉu, thì không nên giữ cho được mình thanh cao. Nếu nhiều người đều say, thì ngài cần gì phải tình một mình!”
Khuất Nguyên phản đối: “Ta nghe người ta nói rằng: Người mới gội đầu, thường hay chải tóc; Người mới tắm giặt, thường hay phủi bụi trên quần áo. Ta thà nhảy xuống sông, vùi xác trong bụng cá, chứ không thể nhẫn tâm thân sạch sẽ trong bùn nhơ, làm ô uế cả thân mình”.
Do Khuất Nguyên không chịu trôi nổi theo thói đời, nên tới năm 278 trước Công nguyên, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, ông ôm một hòn đá, nhảy xuống sông Mịch La trẫm mình.
Nông dân xung quanh được tin đó, đều bơi thuyền đi tìm cứu Khuất Nguyên. Nhưng nước sông mênh mông, không tìm đâu thấy xác ông. Mọi người mò lặn suốt ngày vẫn không có tăm hơi gì.
Ông lão đánh cá rất buồn rầu, liền lấy cơm trong giỏ rắc xuống sông, coi như hiến cho linh hồn Khuất Nguyên.
Lịch sử Trung Quốc ngày mồng năm tháng năm năm sau, dân ven sông nhớ tới .ngày Khuất Nguyên tự trầm, liền bơi thuyền rắc cơm xuống sông để tế lễ ông. về sau, họ thay cơm bằng bánh trôi, thay thuyền thường bằng thuyền rồng. Lâu dần mãi trở thành một phong tục. Cứ đến mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm, gọi là tết Đoan Ngọ, họ lại tiến hành tục lệ trên.
Khuất Nguyên mất đi, nhưng ông để lại một số tác phẩm thi ca ưu tú, trong đó, nổi tiếng nhất là “Ly Tao”. Trong tác phẩm, ông lên án gay gắt bọn tiểu nhân bán nước, biểu lộ tình cảm yêu nước thương dân của mình, gửi gắm tình cảm vô cùng sâu đậm với mỗi gốc cây ngọn cờ của nước Sở. Người đời sau đều công nhận Khuất Nguyên là một nhà thơ yêu nước kiệt xuất của Trung Quốc thời cổ.