Lời Tư Mã Ý rất phù hợp với tình hình thực tế. Lưu Bị và Tôn Quyền tuy liên minh vói nhau, nhưng vẫn chứa chất nhiều mâu thuẫn. Khi Lỗ Túc còn sống, luôn chủ trương hoà hảo để cùng nhau đối phó với Tào Tháo. Nhưng khi Lỗ Túc chết đi, người thay thế ông là Lã Mông lại chủ trương khác.
Lã Mông là danh tướng Đông Ngô, thưở trẻ võ nghệ cao cường, lập nhiều chiến công, được Tôn Quyền quí trọng.
Một lần, Tôn Quyền bảo Lã Mông: “Trách nhiệm của khanh hiện nay rất nặng, cần dành thời gian đọc sách để mở mang kiến thức.”
Lã Mông nói: “Trong quân doanh có rất nhiều việc, bản tướng làm gì có thời gian đọc sách.
Tôn Quyền cười nói: “Ta đâu có yêu cầu khanh tinh thông kinh sách như các quan bác sĩ (tên một chức quan văn), chỉ muốn khanh đọc thêm binh thư và hiểu thêm về lịch sử. Khanh nói mình bận nhiều việc, nhưng nhiềụ sao được bằng ta! Ta có kinh nghiệm, là đọc một ít sách binh pháp và lịch sử, thấy rất có ích. Khanh cứ thử xem”.
Lã Mông nghe theo lời khuyên của Tôn Quyền, từ đó, hễ có thời gian là tranh thủ đọc sách.
Khi Lỗ Túc mới thấy Chu Du làm đại tướng quân, có đến thăm Lã Mông, vốn cho rằng Lã Mông chẳng qua chỉ là một võ trướng, không có hùng tài đại lược gì. Nhưng sau một hồi đàm luận, Lỗ Túc thấy Lã Mông nghị luận hùng hồn, kiến giải sâu sắc, thì rất khâm phục, liền nói: “Tài năng và kiến thức của tướng quân hiện nay so với chàng Lã Mông hồi còn ở Ngô Trung thật khác xa”.
Lã Mông tự hào nói: “Với một người ba ngày không gặp lại, đã phải nhìn bằng một con mắt khác, đô đốc không nên đánh giá người theo cách nhìn cũ nữa”. Sau khi thay Lỗ Túc, Lã Mông đem quân đi đóng ở Lục Khẩu (nay ở Tây Nam Gia Ngư Hồ Bắc) . Ông thấy Quan Vũ có dã tâm kiêm tín Đông Ngô, liền dâng thư lên Tôn Quyền, xin đem quân đi đối phó. Thư viết: “Chúa tôi Lưu Bị và Quan Vũ, đều là những kẻ phản phúc không tin cậy được, xin chúa công đừng đối đãi như bè bạn liên minh chân chính.”
Tôn Quyền cũng thấy Quan Vũ quá ngông cuồng tự đại. Năm trước, để thắt chặt tình thân, Tôn Quyền đã củ người sang hỏi xin cưới con gái Quan Vũ về làm vợ con trai mình, Quan Vũ không những không nhận, còn nói với sứ giả một cách hỗn xược: “Ông về bảo với Tôn Quyền” con gái một hổ tướng sao gã cho loại chó hèn hạ được!” Vì việc đó Tôn Quyền vô cùng uất giận. Lần này nghe lời Lã mông, Tôn Quyền quyết tâm diệt trừ Quan Vũ cho kỳ được.
Đúng vào lúc đó thì sứ giả của Tào Tháo tới, đề nghị cùng đánh ép Quan Vũ. Tôn Quyền lập tức trả lời, đồng ý đem quân đánh vào hậu phương của Quan Vũ.
Quan Vũ cũng biết Lã Môn là viên tướng lợi hại của Đông Ngô, nên tuy đem đại quân đi đánh Phàn Thành, vẫn bố trí phòng vệ nghiêm mật vùng giáp giới Thục-Ngô.
Lã Mông vốn hay ốm đau. Lần này, ông ta giả vờ tái phát bệnh cũ và tình hình nặng hơn trước. Tôn Quyền cũng chính thức hạ lện đều Lã Mông về phía sau chữa bệnh, cử một tướng trẻ là Lục Tốn lên thay.
Tin tức đó được báo tới Phàn Thành, Quan Vũ nghe tin Lã Mông ốm nặng, lại được thay thế bằng anh thư sinh Lục Tốn thì tỏ ra mừng thầm.
Mấy hôm sau, Lục Tốn từ Lục Khẩu cử người tới bái yết Quan Vũ, mang theo thư và lễ vật. Thư viết: “Nghe tin tướng quân dìm chết bảy đạo quân Tào ở Phan Thành, bắt sống Vu Cấm, khắp gần xa không ai không ca ngợi thần uy của tưóng quân. Lần này quân Tào thất bại, Đông Ngô chúng tôi cũng rất vui mừng. Kẻ thư sinh này mới được cử lên nhận chức, muôn phần lo lắng vì gánh nặng trên vai. Xin được tướng quân chiếu cố giúp đỡ cho”.
Quan Vũ xem thư, thấy anh chàng thư sinh này khiêm tôn, thật thà, cảm thấy rất yên tâm, liền điều bớt binh mã phòng bị phía Đông Ngô lên tăng cường cho quân đánh Phàn Thành.
Lục Tốn lập tức báo cáo tình hình điều quân của Quan Vũ lên cho Lã Mông và Tôn Quyền.
Lúc đó, ở Phàn Thành Quan Vũ tiếp nhận thêm mấy vạn hàng binh của Vu Cấm, nên tình hình lương thực có khó khăn, liền sai người đến cướp kho lương dự trữ của Đông Ngô để ở Tương Quan.
Tôn Quyền được tin, càng nổi giận, lập tức cử Lã Mông làm đại đô đốc, đem quân nhanh chóng tập kích vào hậu phương của Quan Vũ.
Lã Mông đến Tầm Dương (nay ở Tây nam Hoàng Mai, Hồ Bắc), ngụy trang toàn bộ thuyền chiến thành thuyền buôn, chọn các binh sĩ tinh nhuệ nhất giấu trong khoang thuyền. Lính chèo thuyền đến mặc quần áo trắng, giả làm thương nhân, lũ lượt đưa thuyền tiến sang bờ bắc.
Tới bờ bắc, quân canh giữ của Thục đều tưỏng là thuyền buôn, nên cho phép họ ghé thuyền vào bờ. Không ngờ đến đêm, quân ẩn náu trong khoang thuyền bí mật tiến lên chiếm hết các lầu canh, bắt giữ toàn bộ quân của Quan Vũ.
Quân đội Lã Mông như quỉ binh thần tướng bất ngờ xuất hiện, chiếm hết bờ bắc rồi tiến đánh Công An. Quân Thục giữ Công An và Giang Lảng vốn không ưa Quan Vũ, thấy quân Lã Mông bất ngò xuất hiện, bao vây gọi hàng, liền nhất loạt đầu hàng, Lã Mông vào thành, sai người phủ dụ gia đình các tướng sĩ quân Thục, nhắc nhở quân Ngô giữ nghiêm kỷ luật, không xâm phạm tính mệnh tài sản dân chúng trong thành. Có một tên lính Đông Ngô là ngưòi đồng hương của Lã Mông, vì tròi mưa nên lấy tạm chiếc nón của nhà dân để che cho khỏi ướt khôi giáp. Lã Mông phát hiện thấy, cho rằng tên lính đó vi phạm quân lệnh, tuy là đồng hương, nhưng không thể không tôn trọng quân pháp, liền sai đem chém. Do đó, toàn quân đều chấn động, không ai còn dám phạm vào lệnh quân nữa.
Lúc đó, Tào Tháo đã phái Từ Hoảng mang viện binh đến tiền tuyến Phàn Thành. Từ Hoảng cho sao chép thư của Tôn Quyền gửi Tào Tháo, hẹn cùng đánh kẹp vào quân Quan Vũ thành nhiều bản rồi buộc vào tên, cho bắn vào trại quân Quan Vũ. Quan Vũ được tin Lã Mông đã tập kích chiếm hậu phương của mình, đang bối rốì, thì Từ Hoảng đem quân đánh mạnh, buộc Quan Vũ phải bỏ vây Phàn Thành.
Quan Vũ phái sứ giả về Giang Lăng tìm hiểu tình hình. Sứ giả được Lã Mông tiếp đãi ân cần và dẫn di thăm các gia đình tướng sĩ. Người nhà tướng sĩ đều nói là được quân Ngô đối đãi rất tử tế. Sứ giả trở về, đem tình hình đó nói với tướng sĩ. Họ đều thấy Đông Ngô là tốt, không muốn đánh nhau với Đông Ngô nữa. Một số binh sĩ thậm chí còn lẻn trốn về Giang Lăng.
Tới lúc đó, Quan Vũ mối thấy việc phòng bị với Đông Ngô là sơ xuất. Nhưng đã muộn mất rồi. Tiến thoái lưõng nan, Quan Vũ cuối cùng phải dẫn quân chạy về Mạch Thành (nay ở Đông nam Đương Dương, Hồ Bắc).
Tôn Quyền tiến quân tới Mạch Thành, sai ngưòi kêu gọi Quan Vũ đầu hàng. Quan Vũ không thể chịu nhục như vậy liền đem theo hơn mười kỵ binh chạy về phía Tây.
Tôn Quyền đã cử quân mai phục sẵn trên đường nhỏ, chặn đường chạy và bắt sống được Quan Vũ. Biết Quan
Vu không chịu đầu hàng, Tôn Quyền hạ lệnh đưa Quan Vũ ra chém.
Tào Tháo cho rằng Tôn Quyền có công lớn nên phong làm Nam Xương hầu. Tới khi Tào Phi kế vị và xưng đế, lại phong Tôn Quyền là Ngô Vương.