Nước Tần tuy bị thua một trận lớn ờ Hàm Đan, nhưng thực lực còn rất mạnh. Lịch sử Trung Quốc ghi lại năm sau (256 trước Công nguyên), lại đem quân đánh thắng hai nước Hàn, Triệu. Sau đó, quyết diệt luôn vương triều Chu đến lúc đó chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Sau khi Tần Chiêu Tương Vương chết, con là Tần Trang Tương Vương lên nối ngôi được ba năm cũng chết. Thái tử Doanh Chính mới 13 tuổi lên ngôi. Lúc đó, đại quyền trong triều nằm trong tay tướng quốc Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi vốn là một phú thương ờ đất Dương Địch (nay là huyện Vũ tỉnh Hà Nam) vì giúp Trang Tương Vương giành được ngôi vua nên được phong tướng quốc. Sau khi làm tướng quốc, ông ta học theo lời Mạnh Thường Quân, chiêu tập rất nhiều môn khách, trong đó nhiều người từ các nước tới.
Thời kỳ Chiến Quốc có rất nhiều học phái đua nhau viết sách, đưa ra học thuyết, lịch sử gọi hiện tượng đó là “trăm nhà đua tiếng”. Bản thân Lã Bất Vi không viết được sách, ông ta tổ chức các môn khách biên soạn một bộ sách, gọi là “Lã thị Xuân thu”. Sách viết xong, Lã Bất Vi cho treo trên cổng thành Hàm Dương, dán thông cáo, nói ai có thể đề xuất ý kiến, dù chỉ thêm bớt một chữ, cũng thưởng một ngàn lạng vàng. Do đó, danh tiếng của ông ta lại càng lừng lẫy.
Tần Vương Doanh Chính mỗi ngày một trưởng thành. Năm nhà vua 22 tuổi, trong cung xảy ra một vụ phản loạn, liên quan tới Lã Bất Vi. Tần Vương cảm thấy còn để Lã Bất Vi sẽ gây trở ngại, liền miễn chức ông ta. Sau lại thấy Lã Bất Vi có thế lực lớn, liền buộc ông ta tự sát.
Lã Bất Vi chết, một số quí tộc và đại thần nước Tần đua nhau bình luận, cho rằng những người nước khác đến Tần đều vì nước của họ, có người có thể còn là gián điệp nữa. Tất cả đều xin Tần Vương đuổi hết người nước ngoài ra khỏi Tần.
Tần Vương Doanh Chính nghe theo, liền ra lệnh đuổi khách, qui định mọi quan chức dù lớn hay nhỏ, nếu không phải là người nước Tần, đều phải rời khỏi Tần.
Có một khách khanh từ Sở tới, tên là Lý Tư, vốn là học trò của Tuân Huống một đại biểu nổi tiếng của học phái Nho gia. Ông đến Tần, được Lã Bất Vi lưu lại làm khách khanh. Lúc này Lý Tư cũng nằm trong số người bị đuổi, trong lòng cảm thấy rất không hợp lý. Trước khi rời Hàm Dương, ông ta dâng lên vua Tần một số tấu can ngăn.
Trong sớ tấu, Lý Tư viết: “Trước kia, Tần Mục Công sử dụng Bách Lý Hề, Kiển Thúc nên nước Tần làm được bá chủ; Tần Hiếu Công sử dụng Thương Ưởng thay đổi pháp luật khiến cho nước Tần giàu mạnh; Huệ Văn Vương sử dụng Trương Nghi, đã phá vỡ được liên minh hợp tung của sáu nước; Chiêu Tương Vương có Phạm Thư giúp mỏ mang thế lực nưốc Tần. Bốn vị quân vương đó đều nhờ các quan khách người nước ngoài mà lập nên công nghiệp. Ngày nay, đại vương lại đuổi hết nhân tài người nước ngoài, làm như thế chẳng phải là tăng thêm sức mạnh cho các nước thù địch hay sao?”
Tần Vương Doanh Chính thấy Lý Tư nói có lý, vội sai người đuổi theo mời Lý Tư quay trở lại, khôi phục quan chức cho ông, đồng thời hủy bỏ lệnh đuổi khách.
Sau khi Tần Vương dùng Lý Tư làm mưu sĩ, một mặt tăng cường thế công với các nước, một mặt cử người du thuyết các nước chư hầu, dùng các thủ đoạn phản gián mua chuộc phối hợp với tiến công bằng vũ lực. Hàn Vương là An thấy tình hình đó, rất lo sợ, liền phái Công tử Hàn Phi sang nước Tần cầu hòa, xin tình nguyện làm thuộc quốc của Tần.
Hàn Phi cũng là học trò Tuân Huong, là đong hục của Lý Tư. Ở nước nhà, ông thấy đất nước ngày càng suy yếu, nhiều lần xin Hàn Vương cải cách chính trị, nhưng không được chú ý. Hàn Phi vôn có học vấn uyên bác, nhưng không được trọng dụng, liền đóng cửa ngồi viết sách gọi là bộ “Hàn Phi tử”. Trong tác phẩm, ông chủ trương nhà vua phải tập trung quyền lực, tăng cường pháp trị. Bộ sách đó truyền tới nước Tần, Tần Vương Doanh Chính xem xong hết sức tán thưởng, nói: “Nếu ta được gặp con người đó, thì tốt biết bao!”
Lần này, Hàn Phi được cử đến nưốc Tần, thấy nước Tần lớn mạnh, liển dâng thư lên Tần Vương, tình nguyện góp sức phục vụ sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần. Lá thư được dâng lên, Tần Vương chưa kịp trọng dụng Hàn Phi thì Lý Tư đã hết sức lo lắng, sơ Hàn Phi giành mất địa vị của mình. Lý Tư nói với Tần Vương: “Hàn Phi là công tử nước Hàn, đại vương đang kiêm tính chư hầu, Hàn Phi nhất định sẽ lo toan cho nước Hàn. Nếu để ông ta về nước, thì sẽ gây hậu hoạn, chi bằng ta ghép cho ông ta một tội danh rồi giết đi”. Tần Vương còn hơi do dự, hạ lệnh trước hết hãy giam Hàn Phi lại, chuẩn bị thẩm vấn. Hàn Phi bị giam trong ngục, không có cơ hội biện bạch. Lý Tư lại đưa thuốc độc vào bắt uống, Hàn phi đành uống thuốc độc tự sát.
Tần Vương giam Hàn Phi, hơi có ý hôi, sai tha Hàn Phi ra, nhưng đã muộn. Vì vậy, rất lấy làm tiếc. Lúc đó, có một ngưòi nước Ngụy, tên là Liêu, đến Tần. Tần Vương đàm luận, biết ông là một nhân tài hiếm có, liền phong làm quan Uý nước Tần, Người sau thường gọi ông ta là Uý Liêu.