Ngụy Vũ Đế: Tào Tháo

Ngụy Vũ Đế tên thật là Tào Tháo tên tự là Mãnh Đức, hồi nhỏ ông ta còn có tên là A Mãn. Ông ta có ông nuôi là hoạn quan. Trên thực tế ông ta là người gây dựng nên nước Ngụy. Ông bị bệnh chết, thọ 66 tuổi. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: 155 – 220

Tào Tháo quê ở Bái Quốc Kiều (nay là huyện Hào tỉnh An Huy), xuất thân trong gia đình nghèo khổ, bố của Tào Tháo là con nuôi của một viên hoạn quan. Từ nhỏ Tào Tháo đã là người thông minh nhanh nhẹn, ông ta còn biết võ thuật. Hai mươi tuổi, ông ta làm Bắc đô úy ở Lạc Dương, ít lâu sau được làm huyện lệnh huyện Đốn Khâu.

Sau khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân, ông ta lại nhậm chức kỵ đô úy, tiếp đó ông ta có công dẹp quân của Hoàng Cân nên được phong làm Tế Nam Tướng.

Năm 192 ông ta chiếm lĩnh đất Duyễn Châu (nay ở phía Tây Bắc huyện Kim Hương tỉnh Sơn Đông), ông ta mang quân đánh vào cứ địa Thanh Châu của Hoàng Cân, Tào Tháo chọn ra 300.000 quân tinh nhuệ gọi là “quân Thanh Châu”, thế lực của ông ta bắt đầu lớn mạnh. Về sau, ông ta còn sử dụng nhiều phương thức dựa dẫm hoặc mướn tay người khác để thống nhất miền bắc:

– Thứ nhất: Năm 196, ông ta đã bắt giữ Hán Hiến Đế đến vùng Hứa Xương “ép buộc thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu” (khống chế hoàng đế, dùng danh nghĩa hoàng đế để ra lệnh), giành được ưu thế trong vũ đài chính trị.

– Thứ hai: Đối mặt và cục diện xã hội thối nát nghèo nàn, ông ta cho triệu tập các cư dân sống lưu vong, một số ruộng hoang giao cho quân đội bắt họ phải tự cày ruộng để trồng lúa, đây được gọi là “quân đồn”, khiến cho nền kinh tế của phương bắc dần được khôi phục. Như vậy đã làm tăng thêm tiềm lực kinh tế của ông ta.

– Thứ 3: Chú ý chiêu nạp nhân tài, 3 lần công bố sắc lệnh nói “ai có tài thì sẽ thu nhận”, cho dù thuộc bất kỳ đẳng cấp nào, chỉ cần có “chiến thuật trị nước phải dùng binh”, đều có thể làm quan. Điều đó giúp ông ta thu nạp được vô số nhân tài.

Tào Tháo không chỉ coi trọng những quan lại có học mà còn chọn lựa con rể phải có tài, ham học hỏi, hiểu biết xã hội. Tào Tháo có một cô con gái rất đẹp, có rất nhiều vương tôn công tử biết tiếng cô ta đều đến cầu hôn. Tào Tháo thấy họ đều thuộc con nhà giàu sang phú quý nên đã từ chối tất cả. Về sau, ông ta nghe nói có một thư sinh tên là Đinh Nghĩa, từ nhỏ anh ta đã là một người ham học, đã đọc rất nhiều sách, nói chung là một con người có học vấn, chỉ có điều diện mạo anh ta rất xấu xí. Tào Tháo quyết định gả con gái cho anh ta. Con trai ông ta là Tào Phi nghe thấy tin đó vội vàng chạy đến khuyên can cha nói: “Đinh Nghĩa tuy là người có học, nhưng diện mạo lại xấu xí, nếu để cho em gái đường đường là một công chúa phải lấy một người xấu xí, quả thật hạ thấp thân phận”. Tào Tháo trả lời một cách nghiêm túc “Chọn người phải chọn ai có tài, chọn con rể cũng phải chọn người có tài đức kiêm toàn. Đinh Nghĩa là người có nhiều tài năng, tất nhiên diện mạo phải không đẹp. Con nên nhớ, người trong thiên hạ không ai hoàn hảo về tất cả mọi mặt”.

Không lâu sau, Tào Tháo sai người gọi Đinh Nghĩa đến phủ để thử học vấn của anh ta. Đinh Nghĩa đối đáp rất trôi chảy, nói chuyện lễ phép, tài hoa hơn người. Tào Tháo liền gả con gái cho anh ta. Vài ngày sau ông ta cho tổ chức hôn lễ.

Tào Tháo dựa vào một số điều kiện này bắt đầu phát động cuộc chiến tranh thống nhất miền Bắc. Chỉ trong vài năm đã tiêu diệt nhiều thế lực thống nhất miền Bắc.

Năm 208, Tào Tháo thống lĩnh đại quân đánh xuống phía Nam, có ý đồ thống nhất miền Nam trong trận chiến Xích Bích bị liên quân Tôn Quyền – Lưu Bị dùng hỏa công đánh bại, bị tổn thất nghiêm trọng phải dẫn quân về miền Bắc, tạo thành cục diện chân vạc 3 nước.

Năm 208, Tào Tháo được tấn phong làm thừa tướng. Năm 216 CN, ông ta được phong làm Ngụy Vương. Tào Tháo rất giỏi dùng binh, am hiểu binh pháp. Ông ta cũng rất giỏi về thơ văn.

Tháng 1 năm 220, Tào Tháo bị bệnh nặng, ông ta dặn dò các thuộc hạ thân tín, sau khi ông ta chết phải làm 72 ngôi mộ giả để đề phòng bị đào bới lấy xác. Tào Tháo mất ngày Canh Tí tại Lạc Dương.

Mộ của Tào Tháo nằm ở đâu?

Đây là một bí mật rất khó giải đáp. Ông ta có tận 72 ngôi mộ giả, 72 ngôi mộ này nằm rải rác ở thành Giảng Vũ cho đến Từ Châu. Những năm đầu thời dân quốc, một số ngôi mộ này được khai quật nhưng bên trong chỉ có mộ chí, rồi đến một loạt mộ của các vương công đại thần thời Bắc Ngụy, Bắc Tề, cũng được khai quật, nhưng cũng không tìm thấy mộ Tào Tháo. Có một số người cho rằng mộ thật của Tào Tháo hiện nay nằm ở nhà thờ Tây Môn Báo thị trấn Phong Lạc thuộc phía tây huyện Lâm Chương. Nhưng nhà thờ Tây Môn Báo được xây dựng từ năm 554, mà Tào Tháo lại chết vào năm 220.

Vào những năm đầu Thuận Trị, nước sông Chương Hà khô cạn. Một số ngư dân thấy trong lòng sông có một tảng đá lớn bên cạnh có một khe hở, họ rất ngạc nhiên. Họ liền tìm cách chui vào, vào bên trong có một phòng đá, trong phòng có một chiếc giường đá, trên giường có một người nằm, mặc trang phục của bậc đế vương. Ở giữa đặt một tấm bia, viết người nằm trên giường tên là Tào Tháo. Các cư dân liền chặt bỏ thi thể. Căn cứ vào điều đó, có người cho rằng: mộ Tào Tháo không phải xây trên mặt đất mà xây ở dưới đáy sông Chương Hà.

Căn cứ vào thư tịch cổ, cũng có thể biết được mộ thật của Tào Tháo nằm ở địa khu này. Vì tháng 2 Tào Tháo chết, Tào Phi theo di lệnh của cha đã mang thi thể an táng tại đất Nghiệp (nay thuộc huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam).

Sau khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế, đã tôn Tào Tháo làm Ngụy Vũ Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận