Phạm Bàng Vào Nhà Giam

Lịch Sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi Hán Linh Đế mới lên ngôi, Đậu thái hậu lâm triều, phong cha là Đậu Vũ làm đại tướng quân, Trần Phiên là thái uý. Đậu Vũ và Trần Phiên là những nguòi ủng hộ phái danh sĩ. Họ gọi những người bị cấm cố chung thân trước kia như Lý Ưng, Đỗ Mật trở lại làm quan.

Trần Phiên nói với Đậu Vũ; “Nếu không tiêu diệt hoạn quan thì thiên hạ không thể thanh bình được. Tôi gần tám mươi tuổi rồi còn tham vọng gì nữa? Tôi còn ỏ đây, chỉ là để vì triều đình trừ hại, giúp đỡ tướng công lập công”. Đậu Vũ vốn cũng có ý đó. Hai người bàn nhau, để Đậu Vũ nói với Đậu thái hậu, yêu cầu tiêu diệt hoạn quan. Nhưng Đậu thái hậu lại rất tin hòạn quan giống như Hán Hoàn Đế, nên không sao thuyết phục được. Trần Phiên lại dâng sớ tấu lên Thái hậu, nêu ra các tội ác của bọn hoạn quan Hầu Lãm, Tào Tiết, Vương Phủ. Đậu thái hậu vẫn gạt bỏ sớ tấu một bên, không xét tới.

Sự việc tiết lộ đã làm bọn hoạn quan sợ hãi. Tào Tiêt, Vương Phủ liền ra tay trưốc. Chúng cướp ngọc tỉ và ấn thụ của Đậu thái hậu rồi giam lỏng Đậu thái hậu lại. Sau đó . dùng danh nghĩa Linh Đế, tuyên bố Đậu Vũ và Trần Phiên mưu phản rồi bắt giết đi.

Thế là hoạn quan lại nắm quyền. Tất cả những người do Trần Phiên, Đậu Vũ đưa lên làm quan đều bị bãi chức.

Lý Ưng, Đỗ Mật bị đuổi về quê, một số danh sĩ, thái học sinh càng tôn sùng hộ và căm thù bọn hoạn quan. Bọn hoạn quan cũng coi họ là tử thù, tìm mọi cơ hội hãm hại họ.

Có một danh sĩ là Trương Kiệm từng cáo giác hoạn quan Hầu Lăm, Hầu Lãm để tâm báo thù. Vừa gặp lúc gia đình Trương Kiệm đuổi một nô bộc, Hầu Lãm xúi giục người nô bộc đó vu cáo Trương Kiệm cùng hai mươi bôn ngưòi đồng hương kết thành một đảng, phỉ báng triều đình, âm mưu làm phản.

Hoạn quan Tào Tiết nắm cơ hội đó xúi giục tay chân dâng sâ tấu, xin Hán Linh Đế ra lệnh bắt đảng nhân.

Hán Linh Đế mới mười bốn tuổi, không hiểu thế nào là đảng nhân, liền hỏi Tào Tiết: “Tại sao lại bắt giết họ? Họ có tội gì?” Tào Tiết vung tay múa chân, nói một tràng, nào là đảng nhân rất đáng sợ, luôn nói xấu triều đình, nào là họ mưu phản, muốn lật đổ hoàng đế…

Hán Linh Đế nghe nói thế, lập tức hạ lệnh lùng bắt đảng nhân trong cả nước. Lệnh truyền xuống, các châu quận đều xôn xao. Có người được tin, vội đến báo cho Lý Ưng. Lý Ưng thản nhiên nói: “Tôi không trốn, nếu trốn sẽ làm hại bao nhiêu người khác, vả lại tôi đã sáu mươi tuổi rồi, sống chết có số mệnh, trốn tránh làm gì”.

Untitled

Ông liền tự đến xin chịu giam , và bị đánh chết. Đỗ Mật biết không tránh khỏi chết, nên tự sát.

Đốc Bưu của quận Nhữ Nam được lệnh đến Trưng Khương (nay là Yên Thành, Hà Nam) để bắt Phạm Bàng. Tới dịch quán Trưng Khương ông đóng cửa lại, ôm chiếu thư phục trên giường khóc lóc. Người trong dịch quán nghe tiếng khóc, không biết tình hình ra sao.

Phạm Bàng nghe tin, liền nói: “Tôi biết viên Đốc Bưu đó khóc là vì không muốn bắt tôi”. Ông liền tự đến huyện xin chịu bắt.’ Huyện lệnh Quách trấp cũng là người chính trực, thấy Phạm Bàng đến thì giật nảy mình nói: ” Trời đất rộng lớn thế này, sao ngài không đi đâu, lại đến đây làm gì?”. Ông ta định treo ấn từ quan rồi cùng đi trốn với Phạm Bàng.

Phạm Bàng cảm kích trước biểu hiện đó của Quách Trấp, nhưng nói: “Không cần thiết, nếu bắt được tôi, có thể triều đình sẽ ngừng việc bắt đảng nhân. Tôi không thể để liên luỵ đến ngài, vả lại, Mẹ tôi đã già. Nếu tôi đi trốn, sẽ làm liên lụy đến người”.

Huyện lệnh không có cách nào khác phải đưa Phạm Bàng vào nhà giam và cử người đi đón bà mẹ và các con của Phạm Bàng tối gặp mặt. Phạm mẫu và các cháu theo công sai tới nhà giam thăm Phạm Bàng. Phạm Bàng an ủi bà: “Con chết đi còn có em con phụng dưỡng mẹ, mẹ không nên quá thương tâm”.

Phạm Mẫu nói: “Con đã theo được gương tốt của hai ông Lý, Đỗ (Lý Ưng và Đỗ Mật) để lại tiếng tốt cho đời sau, thì mẹ cũng thoả lòng. Mẹ không đau buồn đâu”.

Phạm Bàng quỳ nghe Mẹ nói xong, quay đầu lại bảo các con: “Xưa nay cha không dạy các con làm việc xấu, vì việc xấu không bao giờ nên làm. Cha vẫn dạy các con làm việc tốt, thế mà suốt đời cha chưa làm việc xấu, nhưng lại rơi vào tình cảnh này đây”

Ngưòi xung quanh nghe ông nói, không ai không rơi nước mắt. Phạm Bàng bị giết. Những người lâm vào phụ họa như Lý Ưng, Đỗ Mật và ông có tới hơn một trăm người. Ngoài ra, còn có sáu, bảy trăm người nổi tiếng trong toàn quốc hoặc có chút thù oán với hoạn quan đều bị hoạn quan vu cáo là đảng nhân và bắt giam. Người bị giêt, người bị sung quân, nhẹ nhâ’t cũng bị cấm cô’ suốt đời.

Chỉ có Trương Kiệm, người đối đầu với hoạn quan Hầu Lãm là chạy thoát khỏi cuộc bắt bớ. Ông trốn tránh khắp nơi, nhiều người không quản nguy hiểm tới tính mạng, tình nguyện che giấu ông. Khi quan lại nghe tin tìm, đến thì ông đã được báo và trốn đi ndi khác. Vì vậy những người đã che giấu ông đều gặp tai hoạ, nhẹ thì bị giam giữ, nặng thì bị giết, thậm chí toàn thể quận huyện đều bị trừng phạt.

Qua hai lần “họa đảng cố’ mọi quan chức tương đối ngay thẳng trong triều đình đều bị bức hại. Mọi chức vụ từ nhỏ đến lớn hầu như đều nằm trong tay hoạn quan và vây cánh của chúng.

 

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận