Quốc Nhân Bạo Động

Thời Thành Vương và Khang Vương, tình hình chính trị triều Chu khá ổn định, về sau, do quí tộc chủ nô bóc lột nặng nề, không ngừng phát động chiến tranh, nên tâm lý bất mãn trong bình dân và nô lệ dần dần tăng lên. Để trấn áp nhân dân, giai cấp thống trị triều Chu áp dụng những hình phạt rất tàn khốc. Thòi Chu Mục Vương, đã đặt ra ba ngàn điều hình luật, chia hình phạt thành năm loại, gọi là “ngũ hình”, như khắc chữ lên trán, cắt mũi, chặt chân V.V.. Nhưng hình phạt dù nghiêm khắc thế nào cũng không ngăn được sự phản kháng của chúng dân.

Đến đời vị vua thứ mười thời Tây Chu là Chu Lệ Vương, việc bóc lột nhân dân càng nặng nề. Chu Lệ Vương tin yêu một đại thần là Vinh Di Công, cho thực hiện chế độ “độc quyền”. Tầng lớp quí tộc chiếm cứ hết mọi hồ ao, sông suối, không cho dân kiếm nguồn lợi thiên nhiên. Không những thế, chúng còn thu tài vật, ra sức ngược đãi nhân dân.

Lúc đó, những nông phu sống ngoài đồng ruộng được gọi là “dã nhân”, những bình dân sống ở đô thành, được gọi là “quốc nhân”, Quốc nhân ỏ Hạo Kinh bất mãn với các biện pháp bạo ngược của Chư Lệ Vương, đâu đâu cũng nghe thấy lời oán giận.

Đại thần Chiêu Công Hổ nghe thấy những lời bàn luận của quốc nhân ngày càng nhiều, liền vào cung tâu với Lệ Vương: “Trăm họ không chịu nổi, nếu Đại Vương không nhanh chóng thay đổi chính sách, thì có rối loạn sẽ khó mà tránh khỏi”.

Lệ Vương thản nhiên đáp; “Ngươi chớ vội, ta đã có biện pháp đối phó”.

Thế là Lệ Vương liền ra lệnh, cấm chỉ quốc nhân bàn về chính sự. Rồi tìm từ nước Vệ về một thầy bói, chuyên dò xét những người hay phê phán: “Nếu thấy kẻ nào phỉ báng ta thì ngươi phải tâu lên lập tức”.

Để nịnh nọt Lệ Vương, tên thầy bói liền phái rất nhiều tay chân đi khắp kinh thành. Bọn này cậy thế hạch sách mọi người, ai không phục tùng là bị vu cáo hăm hại.

Lệ Vương tin theo tên thầy bói, giết mất nhiều người. Quốc nhân không dám bình luận công khai nữa. Người đi đường gặp nhau, chỉ dùng mắt làm hiệu trao đổi rồi đi thẳng.

Lệ Vương nghe lời tâu, thấy những người ta thán ít đi thì rất phấn khởi. Một lần, Chiêu Công Hổ vào tiếp kiến, Lệ Vương dương dương tự đắc nói: ” Ngươi xem, hiện nay chẳng phải là không còn kẻ nào dám phê bình triều chính rồi sao?”

 

Untitled

 

 

 

Chiêu Công Hổ thở dài nói: “Ôi, làm như thế sao được. Nút chặt miệng người ta lại không cho nói, còn nguy hiểm hơn là chặn lấp mọi dòng sông lại, không cho chảy nữa! Trị thuỷ thì phải khơi thông dòng chảy, cho niíớc ra biển, trị nước cũng như vậy, phải khêu gợi mọi người nêu ý kiến, Nếu chặn ỉấp dòngcbảy thì aẽ và đê đập, ngấn chặn ngôn luận thì sẽ sinh đại loạn”.

Lệ Vương bĩu môi không thèm nghe, Chiêu Công Hổ đành phải lui ra ngoài.

Chính sách bạo ngược của Lệ Vương và Vinh Di Công càng ngày càng quá quắt, nên ba năm sau, tức là năm 841 trước Công Nguyên, quốc nhân không nín nhịn được nữa, liền tổ chức một cuộc bạo động qui mô lớn. Quân khởi nghĩa bao vây vương cung, tìm giết Lệ Vương.

Được tin, Lệ Vương sợ hãi, liền cùng một số thân tín chạy trốn, vượt qua Hoàng Hà, đến đất Trệ (nay ở đông bắc huyện Hoắc, tinh Sơn Tây) và ẩn náu ỏ đó,

Quốc nhân tiến vào vương cung, không tìm thấy Lệ Vương, nhưng biết tin thái tử Tĩnh trốn vào nhà Chiêu Công Hổ, liền bao vây nhà Chiêu Công Hổ, đòi giao nộp thái tử. Chiêu Công Hổ phải đem con trai mình, mạo xưng là thái tử, nộp cho quân khởi nghĩa, mới bảo vệ được thái tử.

Sau khi Lệ Vương bỏ trốn, triều đình không vua, lấy ai giải quyết việc triều chính? Các đại thần thương nghị, cử ra hội đồng chấp chính quí tộc gồm Chiêu Công HỔ và Chu Công để tạm thời thay thế chức quyền của thiên tử. Lịch sử gọi sự kiện đó là “Cộng hoà hành chính”. Từ năm đầu Cộng hoà, tức là năm 841 trước Công nguyên, lịch sử Trung Quốc mới bắt đầu được ghi chép chính xác theo năm tháng.

Nền Cộng hoà hành chính duy trì được mười bốn năm, thì Chu Lệ Vương chết ở đất Trệ. Các đại thần lập thái tử Cơ Tinh lên nổi ngôi, tức là Chu Tuyên Vương. Về chính trị, Chu Tuyên Vương tương đối tiến bộ, được các chư hầu ủng hộ. Nhưng, qua cuộc bạo động của quốc nhân, nền thống trị của triều Chu bắt đầu suy yếu, không còn hưng thịnh lên được nữa.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận