Sự Kiện Đảng Cố

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi “Ngũ hầu” hoạn quan lên nắm quyền, chúng lại càn rỡ chẳng khác gì Lương Ký. Chúng nắm giữ triều chính, mua quan bán tước, từ trong triều đến các quận huyện trong cả nước, đều có tay chân của chúng. Tình hình xã hội vô cùng đen tối.

Lúc đó có một số quan chức xuất thân địa chủ, trí thức, bất mãn với sự chuyên quyền của hoạn quan, chủ trương cải cách triều chính, bãi chức các hoạn quan. Một số thái học sinh xuất thân địa chủ vừa và nhỏ thấy xã hội hủ bại, không tìm thấy lối thoát, cũng đòi hỏi cải cách. Họ phê bình triều chính, hết sức thâm thù bọn hoạn quan nắm quyền và những kẻ thân với hoạn quan.

Năm 165, Trần Phiên làm thái uý, danh sĩ Lý Ưng làm tư lệ hiệu uý, họ đều là những người không ưa hoạn quan Thái học sinh đều ủng hộ họ, coi họ là những nhân vật mẫu mực. Sau khi Lý Ưng làm tư lệ hiệu uý, có người cáo giác em của hoạn quan Trương Nhượng, huyện lệnh huyện Dã Vương (nay là huyện Tầm Dương, Hà Nam) là Trương Sóc tham nhũng cướp đoạt của dân.

Lý Ưng điều tra xét vụ Trương Sóc. Trương Sóc chạy đến Lạc Dương ẩn nấp trong nhà của anh. Lý Ưng tự dẫn sai dịch đến khám xét nhà Trương Nhượng tìm thấy Trương Sóc trong bức tường kép, liền giải đi, Trương Nhượng vội nhờ người đến xin xỏ, nhưng Lý Ưng đã định xong tội Trương Sóc và đem hắn ra xử tử rồi.

Trương Nhượng căm giận, khóc lóc với Hán Hoàn Đế. Nhưng Hán Hoàn Đê xét thấy Trương Sóc đúng là có tội, nên không xử phạt gì Lý Ưng.

Qua vụ đó, Lý Ưng càng trở nên nổi tiếng. Rất nhiều người trong giới trí thức muốn được gặp Lý Ưng. Ai được Lý Ưng tiếp kiến, đều coi là vinh dự đặc biệt, gọi đó là “đăng long môn” (đến cửa rồng).

Năm sau, có một phương sĩ (người làm nghề phép thuật mê tín) là Trương Thành, thường giao du mật thiết với hoạn quan, được biết qua lời hoạn quan Hầu Lãm là triều đình sắp ban bố lệnh ân xá, liền dung túng cho con giết người. Lý Ưng lập tức cho bắt hung thủ, chuẩn bị xử án.

Hôm sau, lệnh đại xá được ban bố, Trương Thành đắc ý nói với mọi người: “Chiếu thư hạ xuống rồi. Tư lệ hiệu uý không thể không tha con ta ra”. Lời nói đó tới tai Lý Ưng, ông nổi giận nói: “Trương Thành biết trước lệnh đại xá, cố ý cho con giết người. Lệnh đại xá không đến lượt con hắn ta”. Rồi sai chém đầu con Trương Thành.

Trương Thành quyết không chịu bỏ qua, liền nhờ Trương Nhượng, Hầu Lăm giúp mình báo thù. Chúng tìm ra một quỷ kế cho đệ tử của Trương Thành là Lao Tu dâng thư tố cáo lên Hoàng Đế, vu cáo Lý Ưng kết bè đảng với các danh sĩ và Thái học sinh phỉ báng triều đình, làm bại hoại phong tục.

Untitled

Hán Hoàn Đế nhận được tố cáo của Lao Tu, liền hạ lệnh bắt bớ người trong “bè đảng” đó. Ngoài Lý Ưng, còn có Đỗ Mật, Trần Thực, Phạm Bàng…, cả thảy hơn hai trăm người. Tất cả đều bị chúng đưa vào danh sách đen của “bè đảng chống đối”. Triều đình hạ lệnh ban thưởng, yêu cầu bắt hết những người đó.

Đỗ Mật cũng là một viên quan có tinh thần dũng cảm như Lý Ưng, dám đối đầu với thế lực hoạn quan. Tiếng tăm hai người tương đương nhau, người đời thường gọi bọn họ là Lý Đỗ. Lý Ưng bị bắt nên Đỗ Mật tất nhiên cũng không thoát. Trần Thực vốn là một thái học sinh, nhưng vì nổi tiếng nên cũng bị đưa vào danh sách đen. Có người khuyên ông bỏ trốn, nhưng Trần Thực nói; “Tôi trốn được, nhưng còn những người khác thì sao? Tôi vào nhà giam, còn có thể giúp người khác can đảm lên”. Rồi ông lên kinh thành, tự báo danh, vào nhà giam.

Phạm Bàng cũng giống như Trần Thực, hiên ngang đi vào nhà giam.

Chiếu thư bắt đảng nhân được đưa xuống các quận, quan chức các quận liền ghi danh sách những người có liên quan, báo cáo lên, có quận có tới mấy trăm người, chỉ có thái thú quận Bình Nguyên ở Thanh Châu là Sử Bật thông báo. Chiếu thư của triều đình liên tiếp giục giã ông và quan cai trị Thanh Châu còn cử người xuống Bình Nguyên tra xét. Viên quan đó tìm Sử Bật, quở trách ông tại sao không báo danh sách lên sử Bật nói: “ở đây không có đảng nhân, ‘tôi lấy gì để báo?.

Viên quan đó nghiêm mặt nói: “Thanh Châu có 6 quận, năm quận kia đều có đảng nhân, tại sao quận Bình Nguyên lại không có?”.

Sứ Bật trả lời: “Thủy thổ phong tục mỗi nơi một khác. Các nơi khác có đảng nhân, tại sao Bình Nguyên cũng nhất định phải có?” Viên quan đó nín lặng không biết nói thế nào.

Sử Bật lại nói: “Nếu ngài cứ nhất định bắt oan người tốt, thì nhà nào ở Bình nguyên cũng có đảng nhân. Tôi thà chết, chứ bắt tôi báo đảng nhân thì tôi không thể nói ra người nào cả”.

Viên quan đó không biết làm thế nào, liền ghi bừa tên một số quan chức ở Bình Nguyên để báo lên triều đình.

Những đảng nhân bị giam trong ngục bị bọn hoạn quan sai người tra tấn tàn bạo. Họ phải đeo gông, xiềng ở cả đầu và tay chân, gọi là “tam mộc” và bịt mắt tra hỏi từng người. Cứ như vậy trong hơn một năm.

Năm sau có một người ở Dĩnh Xuyên tên là Giả Bưu dũng cảm tự mình tới Lạc Dương kêu oan cho các nạn nhân. Đậu Vũ, cha của Đậu hoàng hậu cũng dâng thư lên xin Hán Hoàn Đế tha cho các đảng nhân.

Ở trong ngục, Lý Ưng dùng biện pháp lấy tiến công để bảo vệ, ông cố ý đưa ra tên rất nhiều con em hoạn quan, nói chúng cũng là đảng nhân. Bọn hoạn quan lúc đó mới hoảng sợ, liền tâu với Hán Hoàn Đế: “Hiện nay thời tiết không bình thường, xin bệ hạ xuống lệnh đại xá cho thiên hạ”. Hán Hoàn Đế xưa nay vốn nghe theo bọn hoạn quan mọi điều, liền tuyên bố đại xá, tha hết hơn hai trăm người bị quy là đảng nhân. Những người này tuy được tha nhưng bọn hoạn quan không cho phép họ lưu tại kinh thành mà bắt tất cả trở về quê hương, đồng thời thông báo tên tuổi họ về địa phương, phạt họ suốt đời không được làm quan.

Lịch sử gọi sự kiện này là: “Đảng Cố” (giam giữ những phần tử kết bè đảng).

Không lâu sau, Hán Hoàn Đế mất, Đậu hoàng hậu và cha là Đậu Vũ bàn nhau, chọn trong hoàng tộc một chú bé mười hai tuổi là Lưu Hoằng lên kế thừa ngôi hoàng đế. Đó là Hán Lình Đế, một hoàng đế hủ bại nổi tiếng trong lịch sử.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận