Tấn Giản Văn Đế tên thật là Tư Mã Dục, tuổi Thìn. Tính tình hoà nhã, ham đọc sách. Ông là con trai út của hoàng đế khai quốc triều Đông Tấn Tư Mã Duệ. Kế vị sau khi Tư Mã Dịch bị phế truất, chỉ tại vị được vài tháng rồi ốm chết. Thọ 53 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 320 – 372.
Nơi an táng: Lăng Cao Bình. Thụy hiệu là Giản Văn Đế, miếu hiệu là Thái Tông.
Tư Mã Dục 3 tuổi đã được phong làm Lang Nha Vương. Khi được Hoàn Ôn lập làm hoàng đế thì đã 51 tuổi, lớn tuổi hơn cả thái hậu đương triều. Ông rất thấu hiểu tình hình trong hoàng cung nên luôn thận trọng trong mọi cử chỉ, hành động, đặc biệt là đối với Hoàn Ôn.
Sử sách đều ca tụng Tư Mã Dục là người ham mê đọc sách, phong độ đoạn nghiêm, giản dị, khéo ăn nói. Ông muốn sống một cuộc sống nhàn tản giống như những danh sĩ đương thời, nhưng Hoàn Ôn lại bắt ông vào cung làm hoàng đế.
Do Tư Mã Dục không hề hứng thú với ngôi vị hoàng đế nên Hoàn Ôn rất yên tâm. Quan hệ giữa đôi bên tương đối tốt đẹp. Hoàn Ôn đường nhiên vẫn luôn đề phòng ông. Một lần, Tư Mã Dục cùng ngồi xe xuất du với anh trai là Vũ Lăng Vương Tư Mã Hy. Hoàn Ôn đã bố trí sãn đội nhạc ở trên đường khua chiêng gõ trống khiến cho con ngựa kéo xe sợ hãi chạy lung tung. Tư Mã Hy là võ tướng mà cũng sợ tái xanh cả mặt. Còn Tư Mã Dục vấn điểm nhiên ngồi vững trên xe. Sau đó, Hoàn Ôn ra sức tán thưởng ông, nói rằng Hoàng thường gặp nguy hiểm mà vẫn giữ được bình tĩnh.
Tuy như vậy, nhưng Tư Mã Dục vẫn luôn ngày đêm lo nghĩ cho vận mệnh đất nước và cuộc sống của người dân. Chỉ vài tháng sau khi đăng cơ, tóc ông đã bạc trắng như sương. Tháng 7 năm 372, Tư Mã Dục đã ốm nặng. Ông nhiều lần phải người mời Hoàn Ôn đến chuẩn bị hậu sự nhưng hắn từ chối không đến. Ông chỉ kịp lập con trai Tư Mã Diệu làm thái tử rồi qua đời. Đây là việc làm duy nhất mà ông tự quyết định từ khi làm hoàng đế.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,