Tấn Hiếu Vũ Đế tên thật là Tư Mã Diệu, là con trai của Tấn Giản Văn Đế, tuổi Tuất. Là người tầm thường, bất tài. Kế vị sau khi Giản Văn Đế qua đời. Tại vị 24 năm. Bị giết chết, Thọ 35 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 362 – 396.
Nơi an táng: Lăng Long Bình, Thuy hiệu là Hiếu Vũ Đế.
Công – tội: Ông là hoàng đế 24 năm. So với các hoàng đế triều Đông Tấn thì thời gian tại vị không ngắn nhưng không làm nên công trạng gì. Cuối cùng, bị một phi tử giết chết. Có lẽ là bởi vậy nên ông được hậu thế chú ý.
Khi Tư Mã Dục qua đời, quyền thần Hoàn Ôn chờ đợi được làm hoàng đế. Hắn cho rằng Tư Mã Dục sẽ nhường lại ngôi vị cho mình. Sau khi hay tin con trai của Tư Mã Dục kế vị, Hoàn Ôn tức đến bầm gan tím ruột, dẫn quân tiến vào Kiến Khang. Các quan lại trong triều đình đều sợ hãi, cho rằng Hoàn Ôn sẽ dùng vũ lực để cướp ngôi. Không ngờ Hoàn Ôn lại đột ngột ốm nặng. Hoàn Ôn vốn là kẻ ham danh hảo lợi. Hắn phái người đến thỉnh cầu hoàng đế ban “cửu tích” (chính hình thức ban thưởng cao quý nhất) cho mình. Trong triều không ai có ý kiến gì về việc này, chỉ có đại thần Tạ An kiên quyết phản đối, khiến Hoàn Ôn chưa đạt được mong muốn thì đã chết.
Thừa tướng Tạ An và em trai Tạ Thạch, cháu trai Tạ Huyền đều là những nhà quận sự tài ba. Sau khi bọn họ nắm binh quyền, ra sức bảo vệ Tư Mã Diệu, ổn định và củng cố chính quyền. Lúc đó, quân Tiền Tần thường xâm phạm biên giới phía bắc. Tạ An tiến cử cháu trai là Tạ Huyền với Hoàng thượng, lệnh cho Tạ Huyền trấn thủ Kinh Khẩu (cũng gọi là Bắc Phủ, này là Trấn Giang tỉnh Giang Tô). Tạ Huyền lập ra “Bắc Phủ quận” để đối phó với quân Tiền Tần. Năm 383, Tạ An cùng với Tạ Thạch, Tạ Huyền đã lấy ít địch nhiều, đánh bại quận Tiền Tần hùng mạnh, trấn hưng thanh thế của triều Đông Tấn.
Nếu hoàng đế biết nhân cơ hội này phát triển sản xuất, tăng cường quốc lực, đồng lòng với quần thần, dốc sức vì việc nước thì việc trung hưng đất nước không còn là mộng tưởng nữa.
Nhưng Tư Mã Diệu là một hoàng đế bất tài, vốn không hề nghĩ đến việc chăm lo cho đất nước. Từ nhỏ, ông đã tôn sùng triết lý “vô vi” của đạo Hoàng Lão. Ngay cả khi phụ thân qua đời cũng không giỏ một giọt nước mắt nào. Đối với việc triều chính thì càng thờ ơ, cho rằng chỉ cần được sống bình an là tốt rồi.
Thắng lợi của anh em Tạ An khiến cả nuớc vui mừng nhảy múa lại khiến Tư Mã Diệu lo sợ nhà họ Tạ lập được đại công sẽ chuyên quyền như Hoàn Ôn. Do đó, ông lập em trai là Tự Mã Đạo Tử làm Thượng thư để đối trọng với anh em Tạ An. Tư Mã Đạo Tử thông đồng với những kẻ tiểu nhân chuyên đố kỵ với người hiền tài, âm mưu lật đổ Tạ An. Không lâu sau, Tạ An qua đời. Hiền thần, dũng tướng trong triều cũng lần lượt bỏ đi. Triều đình Đông Tấn lập tức biến thành chính quyền của những kẻ vô dụng. Tư Mã Đạo Tử thâu tóm bình quyền.
Lúc đó, Tư Mã Diệu cũng đã sắp qua đời. Một hôm, ông cùng với sủng phi là Trương quý nhân vui chơi, uống rượu ở tẩm cung. Đến lúc uống say, ông nói đùa với Trương quý nhân: “Ái phi của ta đã già rồi, nàng đã đến tuổi vào lãnh cung rồi, trẫm đang muốn tìm người mới để thay thế nàng…”. Không ngờ câu nói đùa đó lại khiến Trương quý nhân muôn phần tức giận. Nhân lúc Tư Mã Diệu uống say, bà ta cùng với thị nữ tâm phúc lấy chăn trùm kín người, rồi hai người họ cùng ngồi lên đầu, lên ngực ông ta, khiến Tư Mã Diệu tắc thở mà chết.
Nghe nói, sau khi Tư Mã Diệu bị giết chết, theo lý Trường quý nhân và thị nữ phải bị xử tội chết, tru di tam tộc nhưng thái tử còn nhỏ tuổi, Tư Mã Đạo Tử chuyên quyền nên việc “đại nghịch bất đạo” này lại được bỏ qua.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,