Tấn Nguyên Đế: Tư Mã Duệ

Tấn Nguyên Đế tên thật là Tư Mã Duệ. Là chắt của Tư Mã Ý, con trai của Lang Nha Vương Tư Mã Cận, tuổi Thân. Tính tình xảo trá. Sau khi Mẫn Đế triều Tây Tấn chết, ông kế vị ở Kiến Khang. Tại vị 5 năm, ốm chết, thọ 47 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 276 – 322

Nơi an táng: Lăng Kiến Bình, Thuy hiệu là Nguyên Đế, miếu hiệu là Trung Tông.

Công – tội: Ông lập nên triều Đông Tấn, khiến triều Tấn kéo dài được hơn 100 năm nữa. Nhưng từ khi lập quốc, quốc lực của Đông Tấn đã yếu ớt, phải gồng mình chống đỡ với tình thế.

Tư Mã Duệ kế vị phụ thân làm Lang Nha Vương. Những năm cuối triều Tây Tấn, ông được phong làm An Đông Đại tướng quân, cai quản quân sự của vùng Dương Châu, trấn thủ Kiến Nghiệp. Thời Mẫn Đế, trung tâm chính trị của Tây Tấn dần dần chuyển đến Kiến Nghiệp và Kiến Nghiệp được đổi tên thành Kiến Khang.

Tư Mã Duệ chẳng có danh tiếng gì trong giới quý tộc Tây Tấn, chỉ có giới quý tộc vùng từ Lạc Dương đến phương bắc mới ủng hộ ông ta. Dân địa phương ở Kiến Khang vốn coi thường ông. Ông đến nhậm chức rất nhiều ngày rồi mà cũng chẳng có lấy một người đến bái kiến. Tự Mã Duệ bàn bạc với mưu thần Vương Đạo cách để khuếch trương uy vũ Đại tướng quân của mình.

Vương Đạo là một chính trị gia tài giỏi. Ông ta cùng bàn bạc với người anh họ làm thứ sử ở Dương Châu là Vương Đôn, dùng đội quân tùy tùng của Vương Độn để tăng thanh thế cho Tư Mã Duệ. Ngày 3 tháng 3 là ngày lễ quan trọng của dân Kiến Khang. Vào ngày này, dân chúng và thân sĩ địa phương đều sẽ ra bờ sông cầu an. Hôm đó, Vương Đôn cho nhiều người khua chiêng gõ trống mở đường, rồi hơn một trăm quan lại cưỡi ngựa phóng qua phố, tiếp sau là kiệu của Tư Mã Duệ cùng với đội kỵ binh hộ vệ. Dân chúng và bạn thân sĩ thấy thanh thế đó thì sợ hãi, vội vàng quỳ xuống bên đường nghênh tiếp.

Vương Đạo triệu tập các thân sĩ ở phương nam đến phủ, tuyên dương công đức của hai đời Lang Nha Vương với bọn họ, càng khiến cho người Kiến Khang kinh phục Tư Mã Duệ hơn. Sau đó, ông ta kiến nghị Tư Mã Duệ chọn một số thân sĩ đảm nhận các chức vụ trong quân đội và chính quyền. Từ đó, Tư Mã Duệ củng cố được địa vị ở phương nam. Nhân tài của một số quận đều xin đi theo, quan lại ở phương nam đều nhiệt tình ủng hộ. Việc này đặt nền móng vững chắc cho chính quyền Đông Tấn.

Năm 317, được quần thần ủng hộ, Tư Mã Duệ lên ngôi hoàng đế, vẫn giữ quốc hiệu là Tấn. Sử gọi là Đông Tấn.

Sau khi xưng đế, Tư Mã Duệ rất trọng dụng anh em họ Vương. Trong ngày đăng cơ, ông mời Vương Đạo cùng ngồi chung ngai vàng với mình, thể hiện ý cùng nhau cai trị thiên hạ. Sau đó, ông phong cho Vương Đạo làm thượng thư cai quản việc triều chính, phong cho Vương Đôn làm Đại tướng quân, cai quản quân sự của sáu châu Giang, Dương, Kinh, Tượng, Giao, Quảng. Chưa đầy một năm, anh em họ Vương đã nắm giữ tất cả chức vụ quan trọng trong triều.

Sau khi ổn định triều chính, Tư Mã Duệ phải đối mặt với hai nhiệm vụ lớn. Một là kịp thời cứu tế những nạn dân vùng bị hạn hán, phát triển sản xuất, khoan thứ sức dân. Hai là nhanh chóng xuất quận chinh phạt phương bắc, lấy lại những vùng lãnh thổ bị Hung Nô chiếm giữ. Nhưng lúc đó cả triệu đình Đồng Tấn chỉ muốn an phận ở phương nam nên hai nhiệm vụ này không hề được đả động đến.

Năm 313, tướng quân Tổ Địch dâng tấu xin chinh phạt phương bắc nhưng không được phê chuẩn. Lý do là bởi: triều đình vừa mới thành lập nên chưa ổn định, hơn nữa, ở Trường An còn có triều đình Tây Tấn. Ý là nếu thành công thì công trạng thuộc về ai. Nhưng khí thế bắc phạt ngày càng tăng cao khiến Tư Mã Duệ không thể không suy xét. Cho nên, ông ta ban cho Tổ Địch làm thứ sử Dương Châu, cấp lương thảo cho 1 ngàn người và 3 ngàn súc vải, cho ông ta tự chiêu mộ quân để bắc phạt.

Lúc đầu, Tổ Địch và đồng liêu chỉ mang theo mấy trăm người gồm họ hàng và gia đình, sau đó mới chiêu mộ được thành mấy ngàn quân. Tổ Địch đánh bại tướng Hung Nô Thạch Lặc, chiếm lại được vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía nam sông Hoàng Hà.

Chiến công của Tổ Địch khiến cho Tư Mã Duệ đố kỵ, sợ Tô Địch dựa vào công lớn mà uy hiếp ngôi vị của mình. Cho nên, ông ta vội phải kẻ thân tín là Đới Uyên làm Chinh tây tướng quân, chuyên cản trở, gây khó dễ cho Tổ Địch. Tháng 9 năm 321, Tổ Địch u uất thành bệnh rồi qua đời.

Tư Mã Duệ không bằng lòng với cục diện “cùng cai trị thiên hạ” với anh em họ Vương nữa. Ông bí mật thương lượng với Lưu Quỹ, Điêu Hiệp kế sách diệt trừ anh em họ Vương. Vương Đôn hay tin, lập tức khởi binh tiến vào Kiến Khang. Sau khi đánh bại Lưu Quỹ, bắt và giết chết Điêu Hiệp, Tư Mã Duệ sợ hãi, vội vàng cầu cứu Vương Đạo. Được Vương Đạo khuyên giải, Vương Đôn mới nguôi giận lui binh về Vũ Xương.

Tư Mã Duệ thấy mình không thể chống thế lực của anh em họ Vương, u uất đến phát bệnh. Tự biết khó qua khỏi, ông gửi gắm thái tử cho Thải phó Tư Đồ Tuân Tổ, hy vọng ông ta có thể khống chế được anh em Vương Đạo. Nhưng Tuân Tổ lại chết trước cả Tự Mã Duệ.

Thực ra, Tư Mã Duệ không biết rằng tuy Vương Đạo và Vương Đôn là anh em họ nhưng Vương Đạo là một trung thần, quyết không bao giờ làm phản.

Năm 322, Tư Mã Duệ qua đời

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận