Tấn Vũ Đế tên thật là Tư Mã Viêm, cháu của Tư Mã Ý, con trai trưởng của Tư Mã Chiêu. Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, ông kế tục làm Tấn Vương. Ngay trong năm đó, ép Ngụy Đế Tào Hoán thoái vị rồi xưng đế, lập nên triều Tây Tấn. Tại vị 25 năm, ốm chết, thọ 55 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 236 – 290.
Nơi an táng: lặng Tuấn Dương. Thuy hiệu là Vũ Đế, miếu hiệu là Thế Tổ.
Công – tội: Tư Mã Viêm một lần nữa thống nhất Trung Quốc, cai trị đất nước theo nguyên tắc “vô vi”, khoan thư sức dân, phát triển sản xuất, khiến kinh tế phát triển thịnh vượng nhưng tiếc rằng cuối đời ông ham mê tửu sắc, tham lam vô độ. Sự dâm loạn, xa hoa của ông đã trở thành trào lưu lan rộng khắp cả nước.
Thời trẻ
Thời trẻ, Tư Mã Viêm là một hoàng đế hùng tài thao lược. Ông ép Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán nhường ngôi, lập nên nhà Tây Tấn. Thục Hán đã bị diệt, Tư Mã Viêm chỉ còn phải đối phó với Đông Ngô đang ngày càng suy yếu.
Ông phái Đại tướng quân Dương Hộ dân quân tiến vào đất Ngô. Dương Hộ phái quân chiếm những vùng đất phì nhiêu, vừa làm ruộng, vừa luyện binh. Thời đó, nước Tấn thịnh trị, dân chúng được an cư lạc nghiệp, khiến cho những người dân nước Ngô đang phải sống trong cảnh loạn lạc phải thèm khát. Thế là, Dương Hộ dùng sách lược thu phục lòng người, kết giao với dân chúng và quân đội của Ngô. Binh sĩ và thường dân nước Ngô lũ lượt bỏ theo Tấn.
Tư Mã Viêm là người rất cẩn thận, cho rằng nước Ngô có lịch sử lâu đời, không thể dễ dàng tiêu diệt được. Cho nên, dù Dương Hộ đã chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi như trên, nhưng đến tận lúc chết, ông vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng diệt Ngô. Trước khi lâm chung, Dương Hộ tiến cử Đại tướng Đỗ Dự với Tư Mã Viêm. Đỗ Dự giao chiến với Trường Chính – tướng quân tài giỏi nhất của Ngô. Trường Chính đại bại nhưng sợ tội không dám báo cáo với Tôn Hạo. Đỗ Dự liền phái người giải một số tù binh về Ngô, Tôn Hạo tức giận, lập tức đuổi Trường Chính ra khỏi quân ngũ.
Đỗ Dự lại liên kết với các đại thần cùng dâng tấu xin Tư Mã Viêm hạ lệnh phạt Ngô. Năm 279, Tư Mã Viêm cuối cùng cũng hạ lệnh diệt Ngô, cử hai mươi mấy vạn đại quân chia làm 6 cánh tiến sâu vào đất Ngô. Quân Ngô cũng từng nghĩ cách đối phó như chôn cọc sắt xuống sông, giăng dây xích trên mặt sông nhưng đều vô hiệu. Tôn Hạo biết không thể kháng cự, dân quần thần đầu hàng Tây Tấn.
Thống nhất Trung Quốc
Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tư Mã Viêm đã ban hành rất nhiều sách lược sáng suốt.
Đầu tiên, ông ra sức củng cố chính quyền. Đối với gia quyến của ba vương triều cũ rất ưu ái. Ví dụ như ông vẫn cho Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán được hưởng lễ nghi của hoàng đế, khi dâng sớ không cần xưng là “thần”, lệnh cho Lưu Thiền làm An Lạc Công và còn cho một người cháu của Lưu Thiền làm phò mã, cho Tôn Hạo được hưởng cuộc sống đầy đủ. Những việc làm này khiến cho quý tộc của ba nước dần dần quy thuận, không nghĩ kế làm phản nữa.
Đối với dân chúng, Tư Mã Viêm thi hành chính sách “chiếm điền chế”, quy định đàn ông có thể sở hữu 70 mẫu ruộng, đàn bà có thể sở hữu 30 mẫu ruộng. Chính sách này đã thúc đẩy dân chúng tích cực sản xuất, bình ổn vùng nông thôn. Có nông nghiệp làm cơ sở, thương nghiệp và thủ công nghiệp nhanh chóng phát triển, kinh tế cả nước phát triển phồn thịnh.
Ngoài ra, Tư Mã Viêm còn thi hành chính sách cai trị “vô vi”, ban ra 5 chiếu thư:
- Thứ nhất là chính thân, yêu cầu quan lại phải liêm khiết, yêu thương dân chúng.
- Thứ hai là tích cực chăm lo việc của dân.
- Thứ ba là giúp đỡ người cô quả, cần phải kịp thời cứu giúp những người gặp hoạn nạn.
- Thứ tư là coi trọng nông nghiệp, hạn chế các ngành nghề khác (như thương nghiệp) phát triển.
- Thứ năm là về nhân sự, loại bỏ những chức vụ không cần thiết.
Cuối đời xa xỉ, hoang dâm
Sau khi ổn định đất nước, Tư Mã Viêm trở nên xa xỉ, hoang dâm. Đầu tiên, ông cho tu sửa tổ miếu thành một cung điện hoa lệ, tiêu tốn rất nhiều tiền của. Tiếp đó, ông bắt hết tất cả cung nữ của nước Ngô về cung. Nghe nói là có đến hơn 5 ngàn người, cộng với số cung nữ trong cung Tấn nữa là gần 1 vạn người. Mỗi ngày, ông đều ngồi xe dê kéo đi lại trong cung, xe dừng ở phòng của cung nữ nào thì ông sẽ qua đêm với người đó. Cho nên các cung nữ đều treo cành dâu trước cửa để dụ dê kéo xe dừng lại ăn.
Ngoài ra, việc ăn mặc, đi lại của Tư Mã Viêm cũng vô cùng xa xỉ, vượt xa những hoàng để khác.
Lối sống xa hoa của ông ảnh hưởng khắp cả nước. Các quan lại và bọn nhà giàu đua nhau bắt chước theo, kheo khoang sự giàu có, thi xem ai giàu hơn. Có kẻ nhà giàu tiêu tiền như nước, một bữa cơm tiêu tốn hàng vạn. Phú hào Thạch Sùng thường đập hỏng vàng bạc châu báu cho người khác xem để thể hiện sự giàu có của mình.
Một lần, Tư Mã Viêm hỏi một vị đại thần: “Khanh thấy trẫm có thể sánh với vị hoàng đế nào của nhà Hán?” Ông ta nghĩ chắc viên quan này phải nói rằng mình giống Cao Tổ, hay Văn Đế, Cảnh Đế. Nhưng người này lại nói rằng ông giống Hoàn Đế, Linh Đế, tức hai vị hoàng đế hoang dâm vô đạo. Tư Mã Viêm rất tức giận nhưng vẫn cười mà nói rằng: “Sao trẫm lại giống Hoàn Đế, Linh Đế được? Trẫm ít ra còn có kẻ trung thần dám nói sự thật như khanh”.
Năm 290, Tư Mã Viêm qua đời.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại - nhiều tác giả,