Thành Hán Cảnh Đế tên là Lý Đặc tên tự của ông ta là Huyền Hưu. Ông ta là người dân tộc Ba Thị, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dân lưu vong ở triều Tây Tấn, là một trong những người xây dựng nên vương triều nhà Thành Hán. Về sau ông bị giết. Mai táng ở đâu không rõ.
Năm sinh, năm mất: ? – 303
Lý Đặc là người dân tộc Ba Thị, thời trẻ ông làm quan sử ở quận Châu. Niên giám Huệ Đế Nguyên Khang, khu vực Tần Ung liên tiếp bị hạn hán, ông đã phải theo những người dân lưu vong chạy đến vùng Ba Thục. Vì không chịu đựng được chèn ép bức hại của triều đình Tây Tấn nên ông đã lãnh đạo dân lưu vong khởi nghĩa, địa điểm khởi nghĩa tại Miên Trúc (nay thuộc phía Đông Nam huyện Miên trúc tỉnh Tứ Xuyên). Năm 302, ông tự xưng là đại tướng quân trần Bắc và đô đốc sử đặc tiết, trấn giữ ở Ích Châu.
Sau khi Lý Đặc khởi nghĩa, ông đã chia ước pháp làm 3 chương:
- Khôi phục nền kinh tế nghèo nàn.
- Trọng dụng nhân tài.
- Ràng buộc quan lại.
Kỷ luật của quân khởi nghĩa rất nghiêm minh do đó được nhân dân ùng hộ rất đông.
Lại sử của quận Ích Châu (triều Tây Tấn) là Lặc Thượng đã mấy lần mang quân đi trấn áp nhưng đều bị Lý Đặc đánh bại. Tháng 2 năm 303 Lặc Thượng lại mang quân đi đánh Lý Đặc. Lý Đặc lãnh đạo nghĩa quân ứng chiến mất 2 ngày, hai bên đánh nhau có lúc thắng lúc bại. Quân của Lý Đặc lui về trấn giữ ở Tân Phồn còn Lặc Thượng cũng lui quân. Lý Đặc nhân dịp đó muốn đuổi theo, Lặc Thượng liền câu kết với địa chủ, trong ngoài đều tấn công quân khởi nghĩa. Lý Đặc đuổi theo được 30 dặm thì thấy Nhậm Nhuệ mang quân ra đánh chặn. Nhậm Nhuệ vốn là tông sự ở Ích Châu, đã câu kết với Lặc Thượng để vây đánh Lý Đặc. Còn Lý Đặc thấy anh ta dẫn quân đến cứ nghĩ rằng đến để trợ giúp cho mình, không ngờ Nhậm Nhuệ đến trước mặt Lý Đặc liền vung dao chém; khiến Lý Đặc đầu lìa khỏi cổ.
Sau khi Lý Hùng thành lập triều Thành Hán, đặt Thụy Hiệu cho Lý Đặc là Thành Hán Cảnh Đế.
Đế Vương Trung Hoa,