Trụ Vương (Đế Tân): Tử Thụ

Trụ Vương hay Đế Tân, tên gọi thật là Tử Thụ, con Đế Ất, kế vị khi cha chết, trị vì 33 năm, tự thiêu ở Triều Ca, táng ở ngoại ô Bất Minh. Là vị vua cuối cùng của nhà Thương.

Trụ vương nhà ThươngNăm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1123 TCN

Trụ có thân hình cao lớn, diện mạo tuấn tú, sức khỏe vô biên, có thể đánh nhau tay không với mãnh thú, thông minh lanh lợi có tài thơ văn. Ông nhiều lần chinh phạt Đông Di, bắt nhiều tù binh. Chiếm lĩnh vùng Đông Nam khiến nền văn hóa Trang Nguyên truyền tới lĩnh vực sông Hoài, Trương Giang.

Trụ Vương là tên bạo chúa hoang dâm, sủng ái nàng Đát Kỷ, suốt ngày cùng Đát Kỷ uống rượu nghe nhạc. Ông sai đào một cái hố trong cung dưới đáy hồ, vách hồ đều lát đá cuội, trong hồ đổ đầy rượu. Cây cối xung quanh hồ đầy gấm vóc, treo trên cây thịt nướng. Ông ta cùng Đát Kỷ và tùy tùng vui chơi ca hát, khát thì múc rượu trong hồ uống, đói thì ăn thịt treo trên cây. Để phục vụ thú vui của Đát Kỷ, ông ta tùy ý chặt đầu người, cắt chân cắt tay, thậm chí lấy cả thai nhi, hung ác cực độ.

Anh cùng cha khác mẹ với ông ta là Vi Tử Hổ nhiều lần khuyên giải, bị ông ta bỏ ngoài tai mọi lời khuyên và đòi giết anh, khiến Vi Tử Hổ phải trốn khỏi kinh thành. Chú ông ta là Tỷ Can đến khuyên nhủ, ông ta nói: “Nghe nói tim thánh nhân có 7 lỗ, tôi muốn xem tim chú có mấy lỗ” sai người giết Tỷ Can móc tim ra xem. Nghe lời Đát Kỷ, ông sai người đúc một cột đồng rỗng bên trong đốt lửa, gọi là “cây đuốc”, nếu quần thần nào trái ý ông ta, sẽ bị ông ta cởi bỏ quần áo và thiêu chết trên cột đồng.

Hành vi hung bạo của Trụ Vương khiến nhân dân oán hận, người thân lìa xa. Về sau quân của Chu Vũ Vương tấn công Trụ. Lúc này, Trụ và Đát Kỷ đang vui chơi ở Lộc Đài (Triều Ca), biết tin đã sai 70 nô lệ ra nghênh chiến, hai đội quân đánh nhau ở Thụ Da (nay thuộc phía Nam huyện Kỳ tỉnh Hà Nam). Quân Chu chiến đấu dũng cảm, quân Thương vừa đánh đã chạy toán loạn. Trụ vội chạy vào thành Triều Ca, biết không có cách cứu vãn, ông quyết định tự tử. Ông ta sợ sau khi chết nhân dân sẽ phanh thây ông ta, nên ra lệnh mang thuyền ngọc lên Lộc Đài, ăn mặc chỉnh tề, đeo trang sức quý, dưới đất chất một đống cỏ, sau khi ăn xong hạ lệnh châm lửa.

Chu Vũ Vương được đón tiếp niềm nở, Chu vội vàng đến Lộc Đài, tìm được thi thể của Trụ đã cháy trụi, tuyên bố triều Thương bị diệt vong.

Tội ác của Trụ có thật nghiêm trọng như vậy không? Đời sau có nhiều cuộc tranh luận, có người khẳng định, có người nghi ngờ. Ông Ôn Lão Tất (đời Tống) bàn luận đúng sai về Kiệt Trụ cho rằng: Những tội ác của Trụ như Tây Cung thất, làm hố rượu, rừng thịt, sủng ái mĩ nhân, hại quân tử cũng giống tội ác của Kiệt. Tội ác của hai người này giống nhau. Một số điều này là do mô phỏng.

Ông Lý Tư Danh (thời Tống) trong quyển “Nhật ký hoa đào” nói: “Tội ác của Trụ tàn bạo hơn bạo chúa của hậu thế”.

Ông Tử Cung trong Luận ngữ Tử hương nói: “hành vi tội ác của Trụ không nghiêm trọng như trong sách vở, đó là do hậu thế đem tội ác đổ lên đầu cổ nhân, khiến Kiệt và Trụ giống nhau, trở thành nhân vật tượng trưng cho tội ác, là điển hình cho hôn quân bạo chúa

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận