Y Doãn

Y Doãn tên là Doãn Y, là trọng thần khai quốc phục vụ 5 đời vua Thương. Theo truyền thuyết sống đến 100 tuổi, chết già, táng ở Bắc, một thuyết khác vì đoạt ngôi nên bị giết chết.

Vào những năm cuối triều Hạ, Y Doãn là gia nô của bộ lạc Tân Thị (nay thuộc phía bắc huyện Tào tỉnh Sơn Đông, một thuyết khác nói thuộc phía Đông Nam thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Ông ta là một người tài giỏi, ông ta đi theo hầu hạ con gái của Tân Thị tới nhà Hạ Thang. Thang cho ông làm đầu bếp, ông nhờ tài trí mà gây được lòng tin của Thang.

Thang sai ông đến triều Hạ khuyên nhủ Kiệt tận mắt chứng kiến cảnh ăn chơi sa đọa của Kiệt ông đoán chắc triều Hạ sẽ bị diệt vong, ông quay về triều Thương nói rõ tình hình, Thang đã cử ông làm tể tướng. Ông vạch ra những mưu lược kế hoạch cuối cùng mở cuộc chinh chiến tiêu diệt nhà Hạ một lòng một dạ phục vụ triều Thương.

Sau khi Thang chết, ông lại giúp con cháu của Thang như Ngoại Bính, Trọng Nhâm, Thái Giáp…

Khi Thái Giáp lên ngôi, ông đã lấy công đức của Thành Thang và bài học Hạ Kiệt là hôn quân nên mất nước để nhắc nhở Thái Giáp chuyên tâm vào việc nước, trị vì tốt quốc gia. Không lâu sau, Thái Giáp lơ đãng công việc trị quốc, ông khuyên nhủ nhiều lần nhưng Thái Giáp không nghe. Ông đành phải mang Thái Giáp đến Đông Quan để suy ngẫm về bản thân, còn ông tự mình nhiếp chính giải quyết công việc quốc gia. Ba năm sau, Giáp tỉnh ngộ, ông đưa về cung và trả lại ngôi vị, còn mình vẫn làm tể tướng, tận trung báo quốc.

Sau khi Giáp chết, Y Doãn còn phụ giúp Ốc Đinh (con trai Thái Giáp). Đế vương thế kỷ nói Y Doãn phục vụ triều Thương đến đời Ốc Đinh mới chết thọ 100 tuổi. Ông ta chết cả nước để tang 3 ngày. Ốc Đinh để báo đáp công ơn của Y Doãn cả đời vì dân vì nước nên đã lấy nghi thức thiên tử để an táng ông.

Người đời sau thấy Y Doãn giúp Thang loại trừ vua Kiệt, sáng lập triều Thương, cải tạo Thái Giáp (không làm hỏng một vị vua ăn chơi sa đọa mà nhân cơ hội cướp ngôi) trước sau đều một lòng một dạ phục vụ triều Thương. Vì vậy, tôn ông là tể tướng trung kiên đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, sánh ông ngang hàng với Chu Công, Quản Trọng, Khương Thái Công…

Niêm Giám Vũ Đế Tư Mã đời Thái Khang (Tây Tấn): trong mộ Ngụy thời chiến quốc phát hiện một bộ thư tịch cổ “trực thư kí niên” có nói Thời Trọng Nhâm xảy ra chuyện Y Doãn cho Thái Giáp làm tể tướng, còn mình làm vua. Ông trị vì dưới 7 năm, Thái Giáp thoát khỏi Đông Quan và giết Y Doãn, nhưng vẫn trọng dụng con trai của Y Doãn, cung cấp cho anh ta nhà cửa ruộng vườn. Do vậy Y Doãn vẫn là trọng thần trung quân báo quốc.

Có người cho rằng: Những sự việc ghi chép trong “Trúc thư kí niên” rất đáng tin bởi giá trị tài ba lịch sử cao Thái Giáp giết Y Doãn là chuyện đáng tin, còn Y Doãn giúp Giáp chấp chính chỉ là thuyết pháp của Đạo Gia.

Ông Thôi Thuật “Triều Thanh” trong “Thương khảo tín lục” cũng có nói Thái Giáp không giết Y Doãn.

Trong “Mạnh Tử” nói Thái Giáp hối hận, ăn năn hối lỗi, giam mình trong Đông Quan 3 năm, ngồi suy nghĩ về những điều nhân nghĩa, Thái Giáp quyết sửa đổi tâm tính làm lại cuộc đời.

Trong “Tả truyện” có nói: “Y Doãn giam Thái giáp và ông ta vẫn làm tể tướng”, còn Thái Giáp quay về đô thành vẫn tin tưởng Y Doãn, đối xử với ông rất tốt. Điều đó nói rõ Thái Giáp không giết Y Doãn.

Trong “Thượng thư ở Chương Ốc Đinh” có cả công đức của Y Doãn, điều đó thấy rõ Y Doãn là người trung thực. Vì thế những ghi chép trong “Trúc thư ký niên” là sai.

Một số sách Thanh thư thời Chiến Quốc có nói chuyện quần thần giết vua đoạt ngôi, họ đều thấy lợi mà quên nghĩa, chịu sự ảnh hưởng này nên Trúc thư ký niên mới nói Y Doãn.

Đế Vương Trung Hoa,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận