Lý Nhân Tông: Niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ

Thời gian: Chưa rõ

Lịch sử Việt Nam thời vua Lỹ Nhân Tông niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ.

Đinh Mùi, [Thiên Phù Khánh Thọ] năm thứ 1 [1127], (Tống Tĩnh Khang năm thứ 2, từ tháng 5 về sau là Cao Tông Cấu, Kiến Viên năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, cho Ngự khổ thư gia là Phạm Tín làm Phán sự phủ Thanh Hóa.

Tháng 2, các quan dâng tôn hiệu gia thêm bốn chữ: Khoan Từ Thánh Thọ.

Từ tháng giêng đến tháng 2 mưa dầm, sai quan làm lễ cầu tạnh.

Viên ngoại lang là Nguyễn Nghĩa Trường dâng con rùa ba chân, mắt sáu con ngươi.

Tháng 3, thủ lĩnh châu Nông 5 là Dương Tuệ dâng hai khối vàng sống (gọi là vàng) Trường thọ.

Mùa hạ, tháng 4, vua ngự đến hành cung Ứng Phong xem gặt.

Mưa thóc.

Tháng 5, nhà sư Cao Đình dâng chim sẻ trắng.

Mùa thu, tháng 7, ngày Đinh Tỵ, khánh thành chùa Trung Hưng Diên Thọ.

Mùa đông, tháng 11, Khâm Châu nước Tống đưa trả nghịch đảng ở châu Quảng Nguyên là bọn Mạc Thất Nhân.

Tháng 12, sao Thiên Cẩu sa xuống, có tiếng kêu như sấm.

Gả công chúa Diên Bình cho thủ Lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tự Minh.

Vua không khỏe, gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu rằng: “Trẫm nghe phàm các loài sinh vật không loài nào không chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà người đời không ai là không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào! Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng
thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì? Trẫm từ khi đi xem gặt lúa đến giờ, bỗng bị ốm, bệnh kéo dài, sợ không kịp nói đến việc nối ngôi. Mà thái tử Dương Hoán tuổi đã tròn một kỷ, có nhiều đại đội, thông minh thành thật, trung nghiêm kính cẩn, có thể theo phép cũ của trẫm mà lên ngôi hoàng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối thân ta truyền nghiệp của ta, làm cho rộng lớn thêm công nghiệp đời trước. Nhưng cũng phải nhờ quan dân các ngươi một lòng giúp rập mới được. Này Bá Ngọc, ngươi thật có khí lượng của người già cả, nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù
nhắm mắt cũng không di hận. Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ aó trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế. Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng; từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thật lòng kính nghe lời trẫm, báo rõ cho các vương công, bày tỏ trong ngoài”.

Ngày Đinh Mão, vua băng ở điện Vĩnh Quang.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Về thời đại thuận ngày xưa, người làm vua biết giữ tín đạt thuận, tới được mức trung hòa, cho nên bấy giờ trời không tiếc đạo, đất không tiếc của báu, móc ngọt tuân sa, rượu thơm suối chảy, cỏ chỉ nảy mọc, mà các vật điềm lành như rồng, phượng, rùa, lân, không giống gì không đến. Thời Nhân Tông, sao các vật điềm lành nhiều đến thế? Là vì nhà vua thích, cho nên bề tôi dâng xằng mà thôi.

Hoàng thái tử lên ngôi trước linh cữu. Hạ lệnh cho Vũ vệ Lệ Bá Ngọc truyền bảo quân hầu và các quan văn võ lui ra ngoài cửa Đại Hưng, sai các người giữ thành đóng cửa canh phòng cẩn mật, không cho ai ra vào. Lại sai cấm quân cầm binh khí đứng ở dưới điện Thiên An, rồi cho lệnh mở cửa nách bên hữu, gọi các quan vào long trì sai Bá Ngọc truyền bảo các vương hầu và các quan văn võ rằng: “Không may tiên đế lìa bỏ bầy tôi, ngôi trời không thể bỏ không lâu ngày. Ta còn ít tuổi, cố gượng nối ngôi, các khanh nên bền mãi một lòng, giúp đỡ nhà vua, không những để không phụ lòng tiên đế chú ý trông mong mà còn để con cháu các khanh đời đời hưởng lộc vị”. Các quan đều lạy mừng và thương khóc. Sai nội nhân là Đỗ Thiện, xá nhân là Bồ Sùng đem việc ấy báo với Sùng Hiền hầu. xuống chiếu cho các hương ấp trong nước đều yên nghiệp như cũ, không được chứa giấu giặc cướp trốn tránh và những kẻ đánh nhau giết người.

Ngày Nhâm Ngọ, các quan dâng biểu xin quàn linh cữu ở điện Hồ Thiên. Ngày Quý Mùi, các quan mặc áo trở ở ngoài gác Vĩnh Bình. Ngày Giáp Thân, các quan dâng biểu xin vua ngự chính diện.

Ngày Ất Dậu, vua bắt đầu ngự điên Thiên An coi chầu. xuống chiếu cho các quan bỏ áo trở. Ngày hôm ấy vua ngự giá đi Na Ngạn xem các cung nữ lên dàn thêu để chết theo Đại Hành Hoàng Đế.

Lê Văn Hưu nói: Trẻ nhỏ lên 3 tuổi thôi bế ẵm mới rời khỏi cha mẹ, cho nên từ thiên tử cho đến dân thường, tuy sang hèn khác nhau, mà tình thương nhớ 3 năm thì là một. Thế là để báo đền công khó nhọc của cha mẹ vậy. Huống chi Thần Tông được Nhân Tông nuôi nấng trong cung, không ơn gì hậu bằng, đáng lẽ phải tang hết mức buồn, tế hết mức kính, để báo đáp mới phải. Nay chưa được một tháng mà đã bảo các quan bỏ áo trở, chưa đến lễ tốt khốc mà đã đón hai phi hậu vào cung, không hiểu bấy giờ lấy gì để làm khuôn mẫu cho thiên hạ và biểu đạt với các quan? Thần Tông còn nhỏ tuổi, bầy tôi trong triều cũng lấy việc để tang ngắn làm may, không ai có một lời nói đến. Có thể bảo là trong triều không có người vậy

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhân Tông thánh học cao minh, hiểu sâu cớ sống chết, như lẽ tất nhiên có ngày thì có đêm. Lời di chiếu nói rất thấu lẽ, đủ biết cái ý “không gõ chậu hát ca, đến lúc tuổi già than tiếc” . Dạy người như thế thật sâu xa vậy, tuy nhiên, ở Nhân Tông thì đó là lời nói sáng đạo, mà ở Thần Tông thì lại là việc làm thất hiếu. Văn Hưu bàn thế là phải.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận