Lê Ngọa Triều

Thời gian: 1006 - 1009

Ngọa Triều Hoàng Đế: hay còn gọi là Lê Ngọa Triều, Tên húy là Long Đĩnh, lại có tên là Chí Trung, con thứ năm của Lê Đại Hành.

Lê Ngọa Triều ở ngôi 4 năm, thọ 24 tuổi (986-1009) băng ở tẩm điện.

Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi, thích dâm đãng tàn bạo, muốn không mất nước sao được?

Mùa đông, vua cướp ngôi, tôn hiệu là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Vân Thấn Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu. Lập bốn hoàng hậu.

Ngự Bắc Vương cùng với Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh. Đến Đằng Châu, Quản giáp là Đỗ Thị đem việc người anh em họ ngoại là Lê Hấp Ni làm phản tâu lên. Vua sai bắt tra hỏi, Hấp Ni và những kẻ dự mưu 12 người điều bị giết. Đến trại Phù Lan, người trại đóng cửa trại cố thủ. Đánh không hạ được, bèn vây chặt vài tháng, người trong trại hết lương ăn. Ngự Bắc Vương tự biết kế cùng thế khuất, bèn bắt Trung Bắc Vương đem nộp. Chém Trung Quốc Vương, tha tội cho Ngự Bắc Vương, rồi đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng. Quân về đến Đằng Châu, đổi tên châu ấy làm phủ Thái Bình. Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả. Chuyến đi này khi quan quân đánh nhau với người trại Phù Lan, chợt thấy trạm báo tin là
giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.

Bính Ngọ, Ứng Thiên năm thứ 13 [1006], (Vua vẫn theo niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng hai, phong con trưởng là Sạ làm Khai Phong Vương, con nuôi là Thiệu Lý làm Sở Vương, cho ở bên tả; Thiệu Huân làm Hán Vương, cho ở bên hữu. Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.

Hành Quân Vương Minh Đề thấy trong nước loạn không thể về được, trú lại ở Quảng Châu, Tri Châu là Cao Nhật thôi không cấp giấy quán khoán cho nữa. Vua Tống phải xuống chiếu cho riêng 50 vạn (quan) tiền, 150 hộc gạo và tiếp tục cấp quán khoán.

Mùa hạ, tháng 6, trí Quảng Châu là Lãng Sách dâng thư nói: “Này nhân Giao Chỉ có loạn, xin cho thần và Duyên biên an phủ sứ Thiệu Việp cùng nhau bàn tính công việc tâu lên. Bọn thần dựa theo lời của bọn Hoàng Khánh Tập hơn nghìn người ở Giao Chỉ, do Liêm Châu đưa đến, nói rằng các con của Nam Bình Vương đều đặt trại sách phân tán các nơi, quan thuộc lìa tan, nhân dân lo sợ, xin đem quân sang đánh dẹp, bọn Khánh Tập nguyện làm tiên phong, có thể hẹn ngày lấy được. Nếu triều đình chuẩn lời thỉnh cầu, thì xin lấy binh đóng đồn ở các châu tuộc Quảng Nam và cho thêm 5 nghìn quân mạnh ở Kinh Hồ, thủy bộ cùng tiến, có thể bình định được ngay”.

Vua Tống nói: “Họ Lê thường sai con vào chầu, góc biển yên tĩnh, không mất trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ tham viếng, đã vội đánh kẻ có tang, há phải là việc làm của bậc vương giả?”. Xuống chiếu cho bọn Sách vỗ yên như trước, cốt được êm lặng. Lại sai Việp đưa thư sang bày tỏ uy đức của triều đình, bảo không nên giết hại lẫn nhau, nếu anh em để lâu không định ngôi thứ khi đó quân thiên triều sang hỏi tội, thì họ Lê không một móng nào sống sót. Vua sợ, xin sai em sang cống.

Vua Tống xuống chiếu cho Việp đem việc nước bảo cho Minh Đề biết, cho tự chọn ở lại hay về nước. Nếu muốn về thì cấp người, thuyền cùng quán khoán và cho tiền để tự lo liệu.

Minh Đề về, Việp muốn nhân đó lấy nước Việt ta, mới dâng bản đồ đường thủy, đường bộ từ Ung Châu đến Giao Châu. Vua Tống đem cho Cận thần xem và nói rằng: “Giao Châu nhiều lam chướng dịch lệ, nếu đem quân sang đánh thì chết tất nhiều, nên cẩn thận giữ gìn cõi đất của tổ tông mà thôi”. Việp bèn thôi.

Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận