Lê Ngọa Triều

Thời gian: 1006 - 1009

Lại xét Trung Tông và Ngọa Triều, đều không chép việc tang lễ, đó là do sử cũ bị thiếu, há dám coi vua như là Di Địch mà không chép việc tang đâu.

Tháng ấy, ngày Qúy Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đây ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh thấy có chữ: ” Thụ căn điểu điểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhập địa, mộc dị tái sinh, chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình” (Gốc cây thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hòa đao rụng, mười tám hạt thành, cành đông xuống đất, cây khác lại sinh, đông mặt trời mọc, tây sao náu hình, khoảng sáu bảy năm, thiên hạ thái bình). Sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng: “Thụ căn điểu điểu”, chữ căn nghĩa là gốc, gốc tức là vua, chữ điểu đồng âm với yểu, nên hiểu là yếu. “Mộc
biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh âm gần giống với chữ thanh nghĩa là thịnh; Hòa , đao, mộc [ghép lại] là chữ Lê; Thập, bát, tử là chữ Lý; Đông A là chữ Trần; nhập địa là phương Bắc vào cướp: “Mộc dị tái sinh” là họ Lê khác lại sinh ra. “Chấn cung kiến nhật”, chấn là phương Đông, kiến là mọc ra; nhật là thiên tử. “Đoài cung ẩn tinh”, “đoài” là phương tây, “ẩn” cũng như lặn, “tinh” là thứ nhân. Mấy câu này ý nói là vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình.

Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một”. Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ ấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ.

Có lần Ngọa Triều ăn qủa khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc vẫn không biết. Đến khi Ngỏa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích rằng: “Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nỗi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìn chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm của Đinh, Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì!”.

Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng rằng: “Sao ông lại nói như thế, tôi phải bắt ông nộp quan!”. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: “Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết”. Công Uẩn nói: “Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi”.

Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận