Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng.

Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một viên tướng mặc nhung phục đang đứng chờ ở biên giới Parthia. Parthia là tên gọi nước Ba Tư từ sau thế kỷ III TCN. Các đời vua của vương triều này đều gọi theo dòng họ Axêmênit (Achéménides) nên trong sử sách Trung Quốc gọi nước họ thành An Tức. Viên tướng ngồi trên con ngựa cao to chạy đi chạy lại, phía sau ông là hai vạn người ngựa. Các binh sĩ ngồi trên mình ngựa, xếp thành đội ngũ chỉnh tề, không một tiếng động.

Hai vạn quân đang chờ mệnh lệnh chiến đấu chăng? Không! Họ phụng mệnh Quốc vương Parthia đến đón chào đoàn sứ thần hữu nghị từ nơi xa đến.

Từ phương Đông vang vọng lại tiếng vó ngựa rầm rập. Tiếng nhạc ngựa “leng keng lanh canh”, các binh sĩ nhìn thấy một đoàn người ngựa xuất hiện, dẫn đầu là một lá cờ tươi thắm trên thêu ba chữ lớn ”Bác Vọng hầu” theo lối chữ triện đặc biệt của Trung Quốc.

Binh sĩ Parthia reo mừng:

– Đến rồi! Đến rồi!

Viên tướng trên lưng ngựa ra lệnh:

– Xếp hàng chào đón!

Hai vạn ky binh rầm rập chia thành hai đội, một bên trái, một bên phải bày thành trận thế hai bên đường chào đón. Đội nhạc tấu bên khúc quân nhạc, mặt đất vang rền tiếng reo vui.

Sứ giả Trung Quốc nhảy xuống ngựa, tay phải giơ cao cây tiết trượng (bằng chứng của sứ giả đời Hán), nét mặt tươi cười rảo bước đi tới. Viên tướng uốn mình xuống ngựa, đứng nghiêm hô to:

– Chào mừng sứ giả nước Đại Hán?

Sứ giả Trung Quốc chắp hai tay đáp lễ:

– Phiền tướng quân phải đi đón từ xa. Tôi là Phó sứ của Bác Vọng hầu Trương Khiên, xin được thay mặt Hoàng đế Đại Hán gửi lời chào kính trọng tới An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng cúi rạp mình tỏ ý cảm tạ.

Sứ giả Trung Quốc chỉ vào đoàn ngựa phía sau mình nói:

– Đây là chút lễ mọn của Hoàng đế Đại Hán kính tặng An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng mỉm cười bước lên xem, thấy mỗi con ngựa đều thồ hai bọc lớn, bên trong đựng đầy các hàng thủ công mỹ nghệ và đồ dùng bằng vàng bạc nhiều, hình nhiều loại sáng long lanh, chạm khắc tinh xảo trông rất thích mắt. Hấp dẫn hơn cả là trong rất nhiều bọc, đựng đầy những tấm lụa, tấm đoạn, the, sa, những mặt hàng tơ tằm mà lúc bấy giờ chỉ có Trung Quốc mới sản xuất được. Giở ra nhìn, thật là rực rỡ sắc màu, tranh đua vẻ thắm, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Viên tướng Parthia vui vẻ gật đầu nói:

Con đường tơ lụa trông đợi từ lâu bây giờ đã được khai thông. Tôi xin thay mặt Quốc vương Parthia, tặng quà cho sứ giả của Hoàng đế Đại Hán:

Ông vẫy tay, bốn binh sĩ bê đến hai chiếc hộp. Mở ra xem, bên trong đựng rất nhiều những quả trứng lớn, mỗi quả nặng đến một cân. Đó là trứng đà điểu mà người Trung Quốc lúc đó chưa từng nhìn thấy bao giờ.
Sứ giả Trung Quốc đang định cảm tạ thì viên tướng lại vẫy tay ra hiệu. Có hai người bước tới. Đó là nhà quỷ thuật. Người đi đầu rút ra một lưỡi kiếm chủy thủ đút vào trong mồm rồi nuốt xuống. Anh vỗ bụng một cái, lưỡi kiếm lại từ trong mồm trồi ra. Người thứ hai lập tức bước lên, mở to mồm phun ra từng tia lửa, khói bay lên trời. Cuộc biểu diễn đặc sắc của nhà quỷ thuật khiến mọi người có mặt đều kinh ngạc vô cùng.

Viên tướng tươi cười nói:

Đây là hai nhà quy thuật ở Lixian (nay là thành Alêcxanđrơ Ai Cập) mà nước Cộng hòa Rôma tặng cho Quốc vương nước tôi. Nay Quốc vương nước tôi quyết định trao tặng lại cho Hoàng đế Đại Hán. Vì thế mới để cho họ cùng tham gia lễ đón tiếp.

Sứ giả Trung Quốc khoanh tay cảm tạ, vui vẻ nói:

– Con đường tơ lụa đúng là con đường hữu nghị giữa Trung Quốc và phương Tây.

Con đường tơ lụa đã được khai phá như thế nào?

Năm 138 TCN, kỵ binh Hung Nô đã tập kích một bộ lạc người Đại Nguyệt Thị (nay ở Tây bộ tỉnh Cam Túc Trung Quốc) . Thuyền Vu (vua) Hung Nô đã chặt đầu vua Đại Nguyệt Thị, còn lấy xương đầu làm thành bát uống rượu. Bộ lạc Đại Nguyệt Thị bị buộc phải dời sang phía Tây, quyết một lòng báo thù. Lúc này quân Hung Nô cũng thường xâm phạm quấy rối Trung Nguyên, cho nên Hán Vũ Đế quyết tâm liên hợp với Đại Nguyệt Thị để tấn công Hung Nô. Nhưng muốn đi đến Đại Nguyệt Thị, buộc phải qua khu vực chiếm đóng của Hung nô, đường đi vô cùng nguy hiểm Hán Vũ Đế bèn cho treo ”bảng chiêu hiền” ở cổn thành Tràng An, ban thưởng cho người nào tình nguyện đi sứ sang Tây Vực. Ngày hôm sau, một chàng trẻ tuổi phấn chấn xin được xuất chinh. Đó là Trương Khiên, người ở Thành Cố, Hán Trung (nay thuộc Thiểm Tây).

Trương Khiên dẫn gần trăm người, tay cầm tiết trượng, tạm biệt Tràng An, qua Dương Quan đi về phía Tây (nay gần khu vực Đôn Hoàng), vất vả băng qua sa mạc. Bỗng nhiên có hàng ngìn kỵ binh Hung Nô xông ra bao vây chặt lấy họ. Trương Khiên lập tức chỉ huy đồng đội tổ chức đánh trả, nhưng quả bất địch chúng, họ đều bị bắt làm tù binh, áp giải đến triều đình Thuyền Vu Hung Nô (nay thuộc Huhêhết – Nội Mông Cổ).

Thuyền Vu Hung Nô nói với Trương Khiên:

– Người đầu hàng đi. Chẳng còn đường trở về đâu!

Trương Khiên trấn tĩnh trả lời:

– Không, sứ thần Đại Hán không biết đầu hàng!

Thuyền Vu Hung Nô đe dọa:

– Ta sẽ giết nhà ngươi?

Trương Khiên không hề biến sắc mặt:

Muốn giết thì cứ giết!

Thuyền Vu Hung Nô tức giận nói:

– Không, ta muốn ngươi làm một người Hung Nô.

Thuyền Vu giữ Trương Khiên ở lại Hung Nô, muốn dụ dỗ ông. Trương Khiên không nói một lời, lặng lẽ cất giấu cây tiết trượng của mình.

Mười năm trôi qua, trong một đêm vừa gió vừa mưa. Trương Khiên hẹn với đồng đội cùng bỏ trốn khỏi Hung Nô, đi sang nước Đại Uyển (nay là vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ).

Vua Đại Uyển mở tiệc chiêu đãi sứ giả nhà Hán. Các nhạc công dùng những nhạc cụ chưa từng thấy ở Trung Quốc: tỳ bà,…không hầu, hồ địch, nhị hồ, tấu lên những khúc nhạc rung động lòng người. Trên bàn tiệc thịnh soạn bày đầy những món ăn cũng chưa từng có ở Từng Quốc: Hồ qua tròn (dưa vàng), ba thái xanh thẫm, nho táo vừa ngọt vừa thơm, lại có rượu thơm màu hổ phách rượu bồ đào. Trương Khiên và đồng đội mở rộng tầm mắt, cảm tạ tấm thịnh tình của vua nước Đại Uyển.

Vua Đại Uyển cho người tiễn đưa Trương Khiên sang nước Khang Cư (nay thuộc vùng gần hồ Baican nước Nga).

Vua Khang Cư lại cho người đưa Trương Khiên đến Đại Nguyệt Thị. Nhưng lúc này, người dân Đại Nguyệt Thị đã định cư, đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, họ không còn muốn đánh nhau với người Hung Nô nữa. Đương nhiên, họ cũng không muốn lập liên minh quân sự với nhà Hán. Thế là Trương Khiên lại lên đường đến nước Đại Hạ.

Nước Đại Hạ (nay thuộc Apganistan) có cư dân không ít là người Hy Lạp, thương nghiệp rất phát đạt. Trong các chợ, Trương Khiên nhìn thấy những mặt hàng chưa từng có ở Trung Quốc: thảm Đại Nguyệt Thị, vải sợi Rôma, dây cương ngựa ngũ sắc An Tức, da điêu Khang Cư, ngựa côn của nước Điều Chi (nay ở vùng phụ cận Siri)…
Đường ấp Phụ, trợ thủ của Trương Khiên chỉ vào một đống hàng hóa nói:

– Đây là cái gì vậy?

Trương Khiên định thần nhìn kỹ, thì ra đây là gậy trúc, vải đất Thục, đặc sản của Tứ Xuyên, mặt hàng xuất khẩu của nhà Hán.

Trương Khiên hỏi người bán hàng:

– Xin hỏi, những hàng hóa này từ đâu chuyển đến đây?

Thương nhân người Hy Lạp trả lời:

Mua từ nước Thân Độc (tức Ấn Độ) về.

Té ra từ Tứ Xuyên đi về phương Nam, qua Ấn Độ rồi vòng lên hướng Tây Bắc là có thể đi thẳng tới Đại Hạ. Trương Khiên và đồng sự đã học được nhiều tri thức về địa lý.

Lại một năm trôi qua, Trương Khiên lên đường về nước. Họ vượt qua dãy Panmia, đi men theo sườn Bắc núi Côn Luân. Chẳng ngờ đại bị kỵ binh Hung Nô bao vây rồi bị bắt giải về Hung Nô.

Lại qua một năm nữa, nước Hung Nô xảy ra nội loạn. Trương Khiên và trợ thủ Đường Ấp Phụ nhân cơ hội đó chạy về Tràng An, hoàn thành sứ mạng vẻ vang lần đầu tiên đi sứ Tây Vực. Sau lần đó, Hán Vũ Đế phong cho ông làm ”Bác Vọng hầu”.

Năm 119 TCN, Trương Khiên lần thứ hai đi sứ Tây Vực. Lần này dẫn theo sứ bộ rất đông người. Họ mang theo những lá cờ thêu chữ ”Bác Vọng hầu Trương Khiên” đi đến các nước: có đoàn đến An Tức (Ba Tư) có đoàn đến Điều Chi (Siri), có đoàn đến Kê Tân (nay là Casơmia). . . Tiếp theo, sứ giả của những nước này nhộn nhịp đến thăm viếng hữu nghị Trung Quốc. Con đường tơ lụa băng qua ba đại châu Âu – Á – Phi. Người Hy Lạp rất thích tơ lụa Trung Quốc, gọi Trung Quốc là ”nước của tơ lụa”. Người Rôma cũng rất thích tơ lụa Trung Quốc, nhiều quan chấp chính đều may áo dài bằng tơ lụa Trung Quốc. Sau này, Hoàng đế đế quốc Rôma là Antônius còn phái sứ giả đến Tràng An, tiến thêm một bước giao lưu giữa hai nền văn minh phương Tây và phương Đông.

Từ đó, từng đoàn thương nhân chuyên chở bằng lạc đà đã qua lại trên con đường tơ lụa, họ vượt qua núi cao khe sâu đưa kỹ thuật nuôi tằm, ươm tơ, luyện sắt, tưới nước, làm giấy của Trung Quốc sang Trung Á, Tây Á và Châu Âu; rồi lại mang từ đây những mặt hàng thực phẩm nho, hồ đào, thạch lựu, dâu tằm, dưa vàng, vừng, ô liu. . . về Trung Quốc. Lại còn có sư tử, tuấn mã, tê ngưu, công, lạc đà . . . các loại động vật cũng được đưa vào Trung Quốc. Âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc của Trung Quốc đã tiếp nhận những nét đặc sắc, tinh hoa của Tây Vực, tạo nên một sự đột biến mới, trở nên càng phong phú và đa dạng hơn.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận
con gà tuổi trẻ
con gà tuổi trẻ
16/10/2019 3:12 chiều

:v