Hơn 2000 năm trước Công nguyên, có rất nhiều người Phênixi cư trú ở bờ đông Địa Trung Hải. Họ nổi tiếng thế giới về tài đi biển.
Thời đó, người châu Âu thường truyền miệng với nhau rằng Đại Tây Dương là tận đầu của thế giới, không ai có thể vượt quá eo biển Gibranta. Nhưng các nhà hàng hải Phênixi đã băng qua Địa Trung Hải một cách thắng lợi, rồi men theo Đại Tây Dương, phía bắc đi tới Anh, phía nam tới Tây Châu Phi. Hai cột cọc tiêu đặt ở eo biển Gibranta từ đó được gọi theo tên vị thần của Phênixi là ”Tháp Meca”.
Nói tới người Phênixi, người ta thường nhắc tới mẩu chuyện thú vị sau.
”Phênixi” có nghĩa là màu đỏ sẫm. Thời đó quý tộc Ai Cập, Babiion, Hátti, Hy Lạp và các thầy tu đều thích mặc áo màu đỏ. Nhưng loại màu này rất dễ phai, bạc màu. Chỉ có loại vải do Phênixi sản xuất mà không bạc màu, cho dù quần áo mặc đã rách mà màu sắc vẫn tươi như mới. Vì thế mọi người mới gọi nhưng cư dân ở bờ đông Địa Trung Hải này là người Phênixi.
Người Phênixi làm thế nào mà có được loại thuốc nhuộm đỏ như vậy?
Truyền rằng có một người chăn nuôi ở bờ đông Địa Trung Hải, nuôi được một con chó săn nòi. Một hôm chó săn ngoạm được một con sò từ biển mang về. Nó ra sức nhai, trong sáng mắt trong mồm và trên mũi nó dính đầy chất nước màu đỏ tươi. Người chăn nuôi tưởng rằng mõm chó bị thương liền lấy nước sạch rửa cho nó. Nhưng rửa xong, mặt chó vẫn một mầu hồng tươi. Người chăn nuôi suy nghĩ: ”Chẳng lẽ trong vỏ sò lại có chứa thuốc nhuôm đỏ?” Thế là ông lấy vỏ sò ra quan sát, quả nhiên phát hiện ra có hai mảng mầu đỏ tươi. Từ đó những người ở đây tranh nhau xuống biển mò loại sò này dùng để chế thành thuốc nhuộm đỏ. Sau này loại vải nhuộm đỏ này được tiêu thụ ở nhiều nước ven bờ Địa Trung Hải, trở thành nguồn thu nhập lớn cho người Phênixi. Người Phênixi cũng dần dần bỏ nghề nông chuyển sang nghề buôn, dấu chân của họ đã đặt trên khắp các cảng biển ở nam bắc Địa Trung Hải.
Vào giữa thế kỷ VII trước Công nguyên, Pharaôn Ai Cập cho triệu tập những nhà đi biển giỏi giang nhất của Phênixi tới vương cung.
Pharaôn Nêcao (Néchao II, 611- 595 tr. CN) hỏi:
– Nghe nói các người rất thạo đi biển phải không?
Người Phênixi đưa mắt nhìn nhau, trả lời một cách chắc chắn:
– Tâu Đức vua, ngài cứ ra lệnh, ngài muốn chúng tôi đi tới đâu chúng tôi đều có thể đi tới đó.
Pharaôn cười nói:
Thật có khí phách. Các ngươi có thể đi đường biển vòng quanh Châu Phi không?
Những nhà đi biển lại đưa mắt nhìn nhau. Lần này họ chưa thể lập tức trả lời ngay, vì thời đó họ mới chỉ đi ven bờ châu Phi cạnh Địa Trung Hải và Hồng Hải, còn đối với toàn bộ đại lục Châu Phi thì vẫn chưa có hiểu biết gì.
Pharaôn nói tiếp luôn:
– Các người xuất phát từ Hồng Hải đi vòng quanh châu Phi, bờ biển luôn ở phía bên phải, cuối cùng vòng qua eo biển Gibranta tiến vào Địa Trung Hải, quay về Ai Cập. Nếu như các ngươi làm được điều đó, ta nhất định sẽ trọng thưởng!
Thời kỳ đó trên thế giới còn chưa khai phá những con đường biển vì gặp rất nhiều nguy hiểm. Dũng cảm nhận nhiệm vụ này hay hèn nhát từ chối? Sau một lúc suy nghĩ, các nhà đi biển Phênixi mạnh dạn trả lời Pharaôn:
– Tâu Đức Vua, chúng tôi vui lòng đi thử!
Pharaôn Nêcao nghiêm sắc mặt:
– Nếu như các ngươi tham sống sợ chết, nửa đường quay về, ta sẽ trừng phạt nghiêm khắc các ngươi!
Các nhà đi biển Phênixi hiếu thắng, trả lời một cách kiên định:
– Xin Đức Vua yên lòng!
Rất nhanh chóng, ba chiếc thuyền đi biển Phênixi đã chuẩn bị xong. Đó là loại thuyền hai tầng dùng bơi chèo. Mũi thuyền nhỏ mà nhọn, đuôi thuyền vểnh lên cao. Thuyền viên ở tầng trên phụ trách việc định hướng đi cho thuyền. Các thuyền viên ở tầng dưới chỉ lo việc dùng bơi chèo chèo thuyền. Thân thuyền dùng chusa và đá đỏ chế ra thành sơn đỏ quét lên trông rất rực rỡ. Sau khi đã xếp đầy lương thực cho chuyến đi và các hàng hóa để trao đổi mỗi khi cập bến, đoàn thuyền từ cảng biển Ai Cập nhổ neo xuất phát.
Đoàn thuyền đi được 40 ngày, đến một làng nọ. Cư dân ở đây có nước da đen xám, cởi trần. Họ nhiệt tình mời các nhà đi biển một bữa ăn no. Người Phênixi giỏi việc buôn bán liền bày ra trên mặt đất các mặt hàng: tấm vải mầu đỏ, vòng vàng vòng bạc, mũ đội đầu nạm hổ phách, thanh kiếm sắt sắc nhọn… Cư dân địa phương chưa bao giờ nhìn thấy những thứ đẹp đẽ như vậy, họ tranh nhau mang rất nhiều con vật ra để đổi chác. Có con khỉ đã được dạy thuần thục, con chó săn chạy rất nhanh, con bò đực sừng dài… Nhưng người Phênixi đều không cần, họ chỉ muốn có thứ nhựa cây thơm nức mũi của cây một dược. Vì họ biết rằng các thầy tu Ai Cập sẵn sàng đem nhiều vàng bạc ra để đổi lấy vị thuốc quí giá này. Lại đi thêm nhiều ngày nữa, thời tiết mỗi ngày một nóng. Các thủy thủ rất muốn nghỉ ngơi nhưng không tìm ra nơi có thể cập bến an toàn, Số là cư dân ở đấy thuộc giống người mà họ chưa từng nhìn thấy bao giờ. Những người này có da đen bóng, môi rất dầy, mũi to lại hếch lên. Người nào cũng cởi trần, eo lưng đeo từng xâu vỏ sò ốc. Chỉ cần nhìn thấy thuyền của người Phênixi là chúng lập tức ném rất nhiều đá xuống rồi giương cung tên đứng trên bờ đe đọa, không cho người Phênixi cập bến. Xem ra chúng rất cảnh giác với những người đi biển mà chúng chưa nhìn thấy bao giờ.
Đội thuyền buộc phải đi tiếp, đến một bãi cát vắng vẻ những người Phênixi mới lên bờ nghỉ ngơi.
– Cái gì đây? – Một thuyền viên trẻ chỉ vào đống ngà voi hỏi. Bên cạnh đống ngà voi còn mấy tấm da báo.
– À đúng rồi – Một nhà đi biển cao tuổi vỗ trán nói – Những người ở đây muốn chúng ta trao đổi hàng hóa nhưng lại sợ chúng ta xông vào làng của họ cho nên họ bày hàng của họ trên bãi biển.
– Đúng là vận may rồi!
Các thuyền viên trẻ chuyển hết 120 chiếc ngà voi xuống khoang thuyền. Sau đó họ đặt trên bãi cát một số chuỗi hạt châu lóng lánh, những chiếc bát ngọc nhiều màu sắc và những chiếc rìu bằng đồng.
Họ rời bờ biển vui cười nói:
– Lần này chúng ta phát tài to?
Họ đã đi được 12 tháng. Bỗng nhiên xảy ra một sự lạ.
– Làm sao mặt trời lại chiếu sáng từ mạn Bắc thế này?
Một thuyền viên kinh ngạc kêu lên. Thì ra, khi đó những người ở Bắc bán cầu chưa bao giờ vượt qua đường xích đạo, họ chỉ quen nhìn mặt trời lúc giữa trưa là từ mạn Nam chiếu xuống. Bây giờ họ đã tới Nam bán cầu, cho nên thấy được hiện tượng này mà kinh ngạc như vậy.
Lại mấy ngày trôi qua, đội thuyền dừng lại bên bãi cát không đi nữa. Các nhà đi biển đang bàn bạc với nhau.
Một thuyền viên lo lắng hỏi:
Lương thực trên thuyền sắp hết rồi, làm thế nào đây?
Mọi người thở dài:
– Xem ra chúng ta đành phải ở lại đây trồng trọt vậy.
Họ buộc phải lên bờ săn muông thú, kiếm thức ăn, rồi gieo trồng đại mạch tiểu mạch trên những mảnh đất này. Nhờ nắng nóng và độ ẩm, chưa tới ba tháng ruộng lúa mạch đã chín. Họ thu hoạch lương thực xong lại tiếp tục chuyến đi biển dài ngày.
– A, đất liền đã vòng sang hướng Tây rồi! Chúng ta có thể về nhà rồi!
Khi đội thuyền vòng qua mũi phía Nam của đại lục Châu Phi các thuyền viên đều sung sướng nhảy lên reo hò.
Đội thuyền bắt đầu chuyển đi theo hướng Bắc. Kết thúc năm thứ hai chuyến đi biển, mặt trời lúc giữa trưa lại từ mạn Nam chiếu xuống, họ đã trở lại Bắc bán cầu.
Những nhà đi biển bước lên một hòn đảo nhỏ, lại phát hiện một việc lạ lùng.
– Cái gì vậy?
Các thuyền viên nhìn lên phía trước. Có một số ”người” toàn thân mọc đầy lông lá đang nhanh nhẹn chạy nhảy như bay trên vách đá. Thật ra đây là những con tinh tinh, lúc đó mọi người chưa biết về loài động vật này nên gọi chúng là ”người có lông” mao nhân.
– Bắt lấy mấy tên!
Mấy người Phênixi giỏi săn bắn cầm cây lao dài chạy lên, nhưng đám ”người có lông đều bỏ chạy hết. Khó khăn lắm mới bắt được ba đứa. Chúng có mồm rộng, eo bụng to toàn thân mọc đầy lông dài, kêu rít lên hung dữ, cắn xé lung tung. Đem chúng về không được đành đánh chết lột da mang đi.
Đội thuyền lại đi mấy tháng nữa, tới cửa một dòng sông lớn. Dưới sông có nhiều cá sấu và hà mã nhưng ven bờ lại có rất nhiều xóm làng. Bước lên bờ hỏi thăm, té ra đều là đồng hương – người Phênixi. Họ đã nhanh chóng tiến vào Địa Trung Hải rồi di chuyển đến bờ Đại Tây Dương. Hay lắm, chúng ta đã về đến nhà!
Đội thuyền lại đi qua Gibranta, nhanh chóng tiến vào Địa Trung Hải, trở về Ai Cập, kết thúc chuyến đi biển 3 năm ròng.
Chuyến đi biển vòng quanh Châu Phi của các nhà hàng hải Phênixi cách ngày nay đã hơn 2600 năm. Đó là một phát kiến vĩ đại trong lịch sử hàng hải của loài người.