Động lực nào thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

Nếu như vấn đề về nguồn gốc động vật của loài người được giới khoa học ngày nay gần như hoàn toàn nhất trí, thì một câu hỏi khác: động lực nào đã thúc đẩy quá trình tiến hóa từ vượn thành người lại là một trong những vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh luận.

Trước thế kỉ XIX đã có nhiều nhà sinh vật học và triết học muốn giải thích vấn đề nguồn gốc loài người bằng những cứ liệu khoa học và quan niệm duy vật, trong đó có Đacuyn, nhà bác học thiên tài đã thử giải thích quá trình này bằng quy luật chọn lọc tự nhiên. Nhưng Đacuyn mới chỉ xem xét vấn đề trên góc độ của các quy luật sinh vật học; còn vai trò của các quy luật xã hội thì lại chưa được chú ý đến.

Thiếu sót đó đã được Ph.Enghen bổ sung và trả lời một cách đầy đủ trong một luận văn nổi tiếng “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”.

Trong tác phẩm này, Ph.Enghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người”.

Khác với loài vật, con người biết lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên. Ngay từ khi thoát thai khỏi loài vượn, con người đã biết chế tạo công cụ sản xuất. “Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ”. Đó là lao động sáng tạo của con người; nó khác hoàn toàn với lao động bản năng của động vật.

Bất cứ một con vượn nào cũng không thể làm ra được một công cụ sản xuất, dù chỉ là công cụ đá thô sơ nhất. Loài vượn phương Nam mới chỉ biết dùng cành cây và đá để tự vệ trước sự tấn công của các thú dữ mà thôi.

Chính trong lao động sáng tạo, cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển. Trải qua hàng triệu năm, hai chi trước của con vượn đã dần dần trở thành hai tay, trung khu ngôn ngữ hình thành ở não thùy trái “Trước là lao động, sau nữa vẫn là lao động và đồng thời với nó là tiếng nói, đó là sự kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc của nó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người. Cùng chính trong lao động, con người có nhu cầu phải trao đổi, liên kết với nhau làm nảy sinh những quan hệ giữa người với người”.

Từ đó Ph.Enghen khẳng định : “Lao động đã sáng tạo ra xã hội loài người”.

Cùng với cách giải thích theo quy luật tiến hóa của Đacuyn, quan điểm của Ph.Enghen về vai trò quyết định của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã góp phần hoàn thiện học thuyết về động lực của quá trình tiến hóa đó.

Song với những phát hiện mới đây về cổ nhân học ở vùng Đông Phi, một số học giả đã đưa ra một giả thuyết mới cho rằng, động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người chỉ có thể là các quy luật sinh vật học trong đó có quy luật di truyềnđột biến.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

2.3 6 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

3 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận
Min
Min
23/07/2019 11:23 sáng

Chuẩn

Nguyễn Hữu Thanh
Nguyễn Hữu Thanh
01/10/2019 8:46 chiều

Đấy là đột biến gen

Phạm Hồng Phúc
Phạm Hồng Phúc
25/12/2020 8:30 chiều

Cho mik hỏi động lực nào người tối cổ trở thành người Tinh Khôn