Nền văn minh dưới đáy Đại Tây Dương

Nền văn minh sớm nhất của loài người bắt đầu từ Lúc nào và nảy sinh ở đâu?

2400 năm trước, nhà triết học lỗi lạc Platôn người Hy Lạp trong những buổi nói chuyện và trong trước tác của mình đã từng nói, trước ông 9000 năm, cư dân Đại Tây Châu (Atlantic) đã có một nền văn minh rất cao. Ông còn miêu tả sinh động các kiểu dáng kiến trúc và phương thức sinh hoạt của cư dân Đại Tây Châu, nói rằng ở đó có nhiều công trình kiến trúc hùng vĩ, tráng lệ, chung quanh còn trồng nhiều cây cối cành lá xúm xuê. Nhưng không biết vào một năm nào. Đại Tây Châu này bỗng nhiên trong một đêm chìm xuống mất hút dưới Đại Tây Dương.

Nếu đúng như lời Platôn nói thì sớm từ 12000 năm trước, loài người đã sáng tạo ra một nền văn minh. Nhưng rút cục Đại Tây Châu ở chỗ nào, hàng nghìn năm nay vẫn là một điều bí ẩn chưa sao giải nổi.

Tới những năm 70 của Thế kỷ XX, một số nhà khoa học đã đến gần quần đảo Transun để nghiên cứu. Từ độ sâu 800 mét dưới biển họ lấy lên được những nham thạch, qua giám định khoa học thì nơi này 12000 năm trước quả thật là một mảng lục địa. Dùng kỹ thuật khoa học hiện đại khảo sát thấy đúng như lời miêu tả của Platôn năm gần đây, các nhà khoa học đi khảo sát dưới đáy Đại Tây Dương đã từng nhiều lần phát hiện thấy quần thể kiến trúc cổ to lớn, ở đấy có những con đường dài, có những cây cột đá chạm khắc tinh xảo đẹp đẽ và nhiều văn vật khác. Năm 1979, ở khu vực biển tam giác Becmut lại có một phát hiện thật đáng kinh ngạc. Qua việc khảo sát tỉ mỉ của đội điều tra hai nước Mỹ – Pháp, đã chứng minh được rằng dưới đáy vùng biển này có một tòa Kim tự tháp rất lớn. Thời gian xây dựng còn sớm hơn rất nhiều so với các Kim tự tháp ở cổ Ai Cập. Qua đo đạc khoa học, Kim tự tháp dưới đáy biển này mỗi chiều dài 300m, cao 200m, đỉnh tháp cách mặt biển 100m. Tháp có hai khoang lớn, nước biển chảy qua các khoang với lưu tốc rất nhanh tạo thành những lớp sóng vọt cao hung dữ trên mặt biển.

Vậy thì cư dân của Đại Tây Châu cổ xưa sớm đã chìm xuống Đại Tây Dương rút cục là những người như thế nào? Họ đã dựng nên nền văn minh ra sao? Họ còn sáng tạo ra những kỳ tích gì cho nhân loại? Thật đáng tiếc là hiện nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng. Hơn nữa, thời gian đã cách xa hơn 12000 năm, vì vậy vấn đề hết sức thú vị này, xem ra chỉ có thể để cho các nhà khoa học tiếp tục khảo sát và khám phá.

Từ loài vượn cổ bước xuống mặt đất sinh sống lại biết chế tác đá làm công cụ lao động cho tới hiện nay đã có lịch sử ba bốn triệu năm. Trong những năm tháng dài dặc đó, trong môi trường khó khăn khốn khổ, tổ tiên loài người đã giãi nắng dầm mưa, vạch lá chặt cành, cải tạo thế giới khách quan, cũng là tự cải tạo chính mình. Con người có bộ óc phát triển và đôi tay linh hoạt, cũng có tiếng nói phong phú và tư duy chặt chẽ. Chính đưa vào những cái đó mà trải qua những năm tháng lịch sử lâu dài đã sáng tạo ra những nền văn minh rực rỡ huy hoàng nhiều hình nhiều vẻ.

Mặc dù bí ẩn về nền văn minh dước đáy Đại Tây Dương hãy còn phải chờ các nhà khoa học khám phá thêm, nhưng những di tích lịch sử phong phú, hàng loạt hiện vật đào được từ lòng đất và những ghi chép bằng chữ viết còn lại trên thế giới có thể nói rõ ràng với chúng ta về cổ Ai Cập ở đôi bờ sông Nin, về Sume và Babylon trong lưu vực sông Tigrơ và Ơphrát(nay là giải Irắc), về cổ Ấn Độ ở lưu vực sông Hằng và sông Inđus cùng Trung Quốc bên bờ sông Hoàng Hà và Trường Giang. Đó là những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Năm sáu ngàn năm nay, những nơi đó đã nuôi dưỡng, bồi đắp trí tuệ và sức sáng tạo cho hàng triệu con người, mở ra ngọn nguồn sâu xa dài lâu cho khoa học và nghệ thuật, cống hiến xuất sắc cho nền văn minh nhân loại. Rất nhiều sự việc nảy sinh trong quảng thời gian này đều là những câu chuyện thú vị hấp dẫn cho mọi người. Bây giờ mời các bạn, chúng ta hãy kể lại những câu chuyện lịch sử của các nước trên thế giới 5000 năm nay, bắt đầu từ cổ Ai Cập ở đôi bờ sông Nin!