Sự xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp

Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy, một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Nhưng từ khi có sản phẩm thừa thì tình hình lại diễn ra khác hẳn.

Sự phát triển của nền sản xuất cá thể theo từng gia đình phụ hệ, do khả năng lao động của các gia đình khác nhau làm cho của cải tích lũy ngày càng nhiều trong tay một số cá nhân hay gia đình, thường là các gia đình tộc trưởng, tù trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.

Mặt khác, những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội chi cho các công việc chung. Đồng thời, họ cũng tự cho phép mình được “lĩnh” một khẩu phần nhiều hơn những người khác. Chẳng bao lâu họ trở nên giàu hơn mọi người. Dần dần, xã hội thị tộc đã bị phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có thì hợp thành tầng lớp quý lộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải…, còn những kẻ nghèo khó gồm đông đảo các thành viên của thị tộc, bộ lạc thì bị mất dần của cải và tư liệu sản xuất, cuối cùng họ rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tầng lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì nô lệ.

Do có lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đội mà giữ lại nuôi để làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ phải làm những công việc chung cho cả thị tộc, dần dần một số người đã lợi dụng chức phận và uy tín cá nhân, bắt những người tù binh phục vụ cho riêng mình. Họ đã bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại.

Xem tiếp chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, khi lịch sử thế giới bước sang thời kỳ cổ đại.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận