Trên đường tiến công xuống miền Nam Italia, quân đội Carthage, dưới quyền thống lĩnh của danh tướng Hannibal đã đánh thắng giòn giã quân đội La Mã cổ đại trong mấy trận liền ở Bắc Italia bằng nghệ thuật phối hợp tác chiến giữa bộ binh đột phá mạnh ở chính diện với kị binh từ hai bên sườn đánh kẹp và vu hồi vào sau lưng đối phương.
Với những thắng lợi ấy, mùa Thu năm 216 TCN quân đội Carthage thẳng tiến về Roma. Nhưng khi gần tới Roma đột nhiên Hannibal lệnh cho quân sĩ quay ngoắt sang phía Đong. Trước hành động đột ngột của Hannibal, Viện Nguyên Lão La Mã chỉ định Varron và Emilius đứng ra đảm đương trọng trách chỉ huy quân đội quyết chiến với Hannibal.
Trước khi rời Roma lên đường đuổi đánh Hannibal lúc này đang tiến nhanh về phía Can, Varron có trong tay 86.000 quân La Mã gồm bộ binh hạng nặng, 8.000 bộ binh hạng nhẹ, 6.000 quân kị binh, biên chế thành 16 Lêgiông. Sau hai ngày hành quân cấp tốc, Varron đã bắt gặp Hannibal hạ trại cố thủ ở cánh đồng gần thành Can. Không một phút chần chừ, Varron đã cho quân hạ trại cách chỗ quân Carthage đóng không xa lắm vào khoảng 3 km về phía Đông trên bờ tả ngạn Sông Aupidus. Vì thế, hội chiến lớn đã xảy ra ở Can vào mùa Thu năm 216 TCN (Can cách Roma 700 km về phía Đông Nam theo đường chim bay).
Mặc dù trong tay chỉ có 5 vạn quân (32.000 bộ binh nặng, 8.000 bộ binh nhẹ, 10 000 kị binh) nhưng Hannibal sẵn sàng đón nhận trận quyết chiến không cân sức sắp xảy ra này. Với cặp mắt tinh tường của mình Hannibal thấy lực lượng quân La Mã tuy đông gán gấp hai lần nhưng là đoàn quân mệt nhọc từ xa tới, từ nhiều nơi họp lại khôrg thuần nhất, còn quân Carthage là quân sung sức vì đã được nghỉ ngơi và đã được tập luyện thành thạo hình thức tổ chức mới từ bốn tuẩn nay. Đặc biệt, kỵ binh Carthage lại trội hơn kỵ binh La Mã cả về số lượng và chất lượng.
Phát hiện ra điểm mạnh trong chỗ mạnh của quân đội Carthage là kỵ binh, Emilius đề nghị Varron không chuyển quân đi nơi khác để thu hút sự chú ý của Hannibal, sau đó sẽ bất thần giao chiến với Hannibal ở nơi nào mà xét ra có điều kiện để bộ binh La Mã phát huy được chỗ mạnh của mình. Nhưng Varron đã không chấp nhận ý kiến đó của Emilius và cứ khăng khăng đòi giao chiến trên đồng bằng gần Can. Việc bất đồng ý kiến giữa hai quan Chấp chính này đã gieo vào tâm trạng của quân sĩ La Mã lòng thiếu tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, theo lệnh Varron các Lêgiông La Mã nhổ trại tiếp cận Hannibal. Chiều đến, hai bên hình thành thế trực diện tiếp xúc với nhau và cả hai bên chỉ để lại những đội quân nhỏ làm nhiệm vụ cảnh giới ở trước mặt và hai bên sườn.
Mờ sáng hôm sau, phía quân La Mã động binh trước. Thấy hình thế trực diện tiếp xúc không cho phép triển khai đội hình ở ngay bên này tả ngạn sông, Emilius buộc phải đưa 2/3 lực lượng sang hạ trại ở bên kia bờ (hữu ngạn) và giữ lại 1/3 lực lượng ở bên này bờ (tả ngạn) làm nhiệm vụ uy hiếp đội quân Carthage.
Trước hành động đó của đối phương, Hannibal tập hợp quân sĩ thành đội hình chiến đấu và di chuyển dàn bên bờ hữu ngạn. Song Emilius vẫn nằm im không triển khai đội hình chỉ tăng cường các đồn cảnh giới. Do Emilius án binh bất động nên Hannibal đành phải cho thu quần về trại bên bờ tả ngạn.
Ngày 2 tháng 8 năm 216 TCN, khi trời vừa sáng, đến lượt mình ra chỉ huy, Varron con người mà mấy ngày nay còn nôn nóng hơn cả binh lính, đã tức tốc thúc quân, đốc tướng từ hai trại để ra triển khai đội hình ở bên bờ tả ngạn sông, chính diện quay về hướng Đông. Tuân theo nguyên tắc thu nạp chính diện để tăng thêm chiều sâu cua đội hình, Varron đã bố trí hơn 70 nghìn bộ binh nặng thành ba tuyến trên một chính diện rộng không đầy 2 km. Mỗi luyến có 12 hàng ngang, cộng hết chiều sâu là 36 hàng ngang. Cách tuyến đầu một quãng xa, Varron bố trí tám nghìn bộ binh nhẹ thành một tuyến hàng ngang khép kín đội hình. Bốn nghìn kỵ binh của các bộ lạc bị chinh phục, dưới quyền chỉ huy của Varron, được bố trí ở sườn trái, còn lại hai nghìn kỵ binh La Mã, dưới quyền chỉ huy của Emilius, được bố trí ở sườn phải đội hình.
Trong khi Varron đang hối hả thúc quân đốc tướng triển khai đội hình thì ờ bên này sông, Hannibal bình tĩnh quan sát cách dàn quân của Varron. Với tài xem xét của người cầm quân có kinh nghiệm, Hannibal chẳng những đã phán đoán đúng ý định của Varron là đột phá bằng sức mạnh mà còn phát hiện ra sai lầm của Varron là bố trí một đội hình quá dày đặc trên một chính diện rất hẹp, không cân xứng với chiều sâu. Hannibal cho rằng chiều dài của đội hình quá sâu sẽ hạn chế đến hành động cơ động của quân sĩ. Còn chính diện quá hẹp thì lại làm cho đội hình La Mã thêm tập trung quá dày để tạo nên khả năng bị bao vây từ hai bên sườn bởi lực lượng kỵ binh của ông. Mà số lượng và chất lượng lại hơn hẳn đối phương. Chính từ trên cơ sở phán đoán và suy xét như vậy, Hannibal chủ trương dàn một đội hình sao cho sức dừng một nửa cộng gấp đôi nghĩa là làm thế nào chống đỡ được các cuộc đột phá của quân La Mã để khi thời cơ xuất hiện lại có thể nhanh chóng cơ động lực lượng chuyển sang phản công tiêu diệt đối phương.
Thực hiện chủ trương trên, Hartnìbal bày thế trận hình móng ngựa lồi về phía địch với lực lượng vừa đủ chống với lực lượng đội phá mạnh của địch, còn lực lượng mạnh bố trí ở hai bên sườn để cơ động vu hòi, vây đánh thọc vào sau lưng quân địch mà phá vỡ thế trận của chúng. Cụ thể ở trung tâm là quân mới tham chiến lần đầu với hai vạn người xếp thành một tuyến cộng với chiều sâu là mười hàng ngang. Hai bên sườn lui về phía sau là những trung đội bộ binh thiện chiến người Phi gồm sáu nghìn quân mỗi bên. Ngoài ra, ở cánh trái có tám nghìn kỵ binh nặng người Phi dưới quyền chỉ huy của Gađruban, ở cánh phải có hai nghìn ky binh nhẹ người La Mã dưới quyền chỉ huy của Ganông. Còn tám nghìn bộ bình nhẹ thì được bố trí ở trước tuyến công.
Qua thế trận độc đáo trên, ta thấy rõ ý định của Hannibal là tập trung kỵ binh và bộ binh thiện chiến ở hai bên sườn nhằm hổ trợ cho bộ binh mới tham chiến trong lúc bộ binh nặng La Mã tấn công, nhưng khi toàn quân Carthage chuyển sang phản công thì lại có điều kiện đột kích vào hai bên sườn và sau lưng đối phương, hợp vây chúng lại. Bởi thế các nhà viết sử quân sự từ xưa tới nay mới gọi thế trận của Hannibal ở Can là thế trận giương bẫy để nghiền nát vụn quân đội La Mã, là thế trận vừa phòng ngự vừa tấn công.
Phần lớn các chuyên gia về nghệ thuật quân sự, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đều chia hội chiến này ra làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn bộ binh nhẹ của hai bên giao chiến, giai đoạn hai là giai đoạn bộ binh nặng La Mã tấn công vào bộ binh Carthage, giai đoạn ba là giai đoạn tấn công, bộ binh Carthage vây tiêu diệt quân La Mã.
Trận Can bắt đầu từ khi bộ bính nhẹ hai bên xông vào giao chiến, rồi rút vào phía sau làm nhiệm vụ yểm hộ bộ binh nặng, nhường chỗ cho những cuộc xung kích mãnh liệt của kỵ binh nặng Carthage và kỵ binh La Mã bố trí ở cánh phải. Số phận của hai nghìn kỵ sĩ La Mã ở cánh này đã được định đoạt ở ngay giờ phút đầu giao chiến. Vì không chịu nổi sức đột kích như vũ bão của kỵ binh Carthage, kỵ binh La Mã cũng như người chỉ huy cũa nó là Emilius, mặc dù chiến đấu rất dũng cảm đã phải nhảy xuống ngựa chiến đấu như bộ binh, nhưng cuối cùng đã phải bỏ chạy sau khi để lại nhiều xác người và ngựa trên chiến trường. Không bỏ lỡ thời cơ, Gađruban truy sát gót và chia cắt tiêu diệt kỵ binh La Mã với thủ đoạn tác chiến tích cực này. Gađruban đã không những tiêu diệt được gần hết hai nghìn kỵ binh La Mã ở cánh phải mà còn vu hồi vào phía sau đội hình bộ binh La Mã, sau đó lại đến hợp sức cùng Ganông tấn cong và đánh tan kỵ binh La Mã ở cánh trái. Thế là bằng hai đòn sấm sét của kỵ binh ở hai cánh, Hannibal đã loại toàn bộ lực lượng cơ động lợi hại của La Mã ra khỏi chiến trường.
Giữa lức đang diễn ra những cuộc giao chiến dữ dội của hai bên bằng kỵ binh thì các Lêgiông La Mã tiến lên phía trước và tấn cong vào khối giữa quân Carthage. Măc dù đã đương đầu được với đối phương trong một thời gian nhưng trước sức tấn công mãnh liệt và liên tục của các Lêgiông La Mã, khối giữa quân Carthage, nhất là ở trung tâm, đã không chịu nổi và bắt đầu lui dần vè phía sau. Do bị chọc thủng một quãng rộng ở trung tâm nên khối giữa quân Carthage bị lõm vào thành hình chữ V hoặc thành hình trăng lưỡi liềm mà hai đầu nhọn nhô vè phía quân La Mã. Đến đây một tình huống mới đang dần dàn hình thành mà vài tiếng đồng hồ nữa sẽ dẫn Varron đến một thảm hoạ vô cùng đau đớn: gần bảy vạn bộ binh nặng nề bị diệt gọn trong dải đất hình trăng lưỡi liềm này. Sau đấy là các đội Manipuyn La Mã cứ nối đuôi nhau theo hàng dọc, tiến sâu mãi vào chỗ thủng và cuối cùng bị ùn lại trong dải đất hình chữ V hoa, tạo thành một góc nhọn ở hai cánh. Chớp thời cơ có lợi, những trung đội bộ binh nặng thiện chiến người Phi ở hai bên sườn khối giữa quân Carthage, lúc này vẫn đứng vững trên phòng tuyến của mình, tức thì quay sang giao chiến với bộ binh nặng La Mã. Thế là từ hai bên sườn xông lên chia cắt đối phương, quân Carthage đã tiêu điệt được một só lớn bộ binh nặng La Mã lúc này đang chen lấn xô đẩy nhau. Trước tình huống bất lợi này quân La Mã hoàn toàn mất khả năng chiến đấu theo đội hình hàng dọc trên toàn tuyến và không tài nào cơ động được để chống lại quân Carthage. Do đó các Manipuyn La Mã buộc phải chiến đấu đơn độc hoặc đứng bất động chờ chết trong vòng vây đang được đối phưong xiết chặt dần.
Giữa lúc đó thì kỵ binh nặng của Gađruban, kỵ binh nhẹ của Ganông sau khi truy kích đã đánh tan kỵ binh La Mã và bất thần quay lại tấn công vào sau lưng bộ binh La Mã. Song giờ đây, lực lượng nào là lực lượng chính để giáng đòn quyết định vào đám quân bất động này: bộ binh hay kỵ binh? Rõ ràng là cả hai cùng phối hợp tác chiến trong một thế trận chung để dứt điểm. Nhưng cũng cần nói thêm rằng với điều kiện của địa hình bằng phẳng như ở Can và bằng yếu tố cơ động của mình, kỵ binh – một binh chủng được Hannibal coi là phương tiện quyết định sẽ có điều kiện hơn. Marx và Engels nhận xét: Kỵ binh nặng của Gađruban lúc đó đẫ chuẩn bị tiêu diệt quân La Mã. Pôlítbơ nhà sử học quân sự cổ đại người Hy Lạp sống ở Thế kỷ II TCN, cũng có nhận xét tương tự như vậy. Ông nói: “Chính đoàn kỵ binh đông đảo đã lam nên chiến thắng cho quân Carthage”.
Sau khi khép chặt vòng vây, bộ binh và kỵ binh Carthage từ bốn phía mở những cuộc tấn công quyết liệt vào quân La Mã. Do đội hình dày đặc làm mất tính cơ động của các Lêgiông nên bộ binh La Mã đã bị giết không biết bao nhiêu mà kể. Những nhà viết sử quân sự kể lại rằng chỉ có bộ binh ở những hàng ngang bên ngoài là còn có thể chiến đấu được, còn phần lớn thì chen lấn, xô đẩy nhau đến chết hoặc đứng chờ làm mồi cho đối phương đến chém giết. Những nhà nghiên cứu lịch sử quân sự bình luận rằng sự hơn hẳn của quân La Mã lúc này đã mất hết ý nghĩa của nó, rằng sự cơ động của kỵ binh Carthage trong thế hợp vây đã dẫn quân La Mã tái thảm hoạ chết chóc.
Trận Can kết thúc vào buổi chiểu. Sau 12 giờ chiến đấu, quan La Mã bị giết 48 ngàn người và gần một vạn bị bắt làm tù bình và một số đã chạy thoát. Chỉ biết rằng ở Rôma vài ngày sau khi chính biến xảy ra, với quân số chạy thoát, người ta thành lập được hai Lêgiông mới. Còn quân Carthage thì chỉ mất có sáu ngàn người.
Trận Can xảy ra đã hơn 2200 năm nhưng nó vẫn mãi mãi là một minh chứng lịch sử nói về nghệ thuật hợp vây, được coi như một trong những trận tiêu biểu đối với sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự cổ đại. Từ đó, danh từ Can đã trở thành từ chung và có ý nghĩa là hợp vây.
Nhưng để có danh từ Can ta cần thấy cái hay của Hannibal là mặc dù ông chỉ có số lượng quân ít nhưng lại thắng Varron có số lương quân đông. Đạt được cái hay đó là do ông biết địch, biết mình, đồng thời lại biết vạch ra cách đánh cụ thể, rồi từ trên cơ sở ấy ông lại biết bày thế trận bảo đảm cho cách đánh đó: phối hợp tác chiến giữa bộ binh và kỵ binh trong phòng ngự cũng như trong tấn công.
Thế trận mà Hannibanl lập ra để tiêu diệt quân La Mã đã được các nhà chép sử cổ đại gọi là thế trận vừa phòng ngự, vừa tấn công mà nét nổi bật là ông đánh giá đúng thế mạnh về đột phá của đối phương, đồng thời phát hiện được sai lầm của đối phương là bố trí thế trận quá dày đặc trên chính diện hẹp sẽ khó cơ động và dễ bị bao vây từ hai bên sườn. Trên cơ sở đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của Varron, Hannibal đã bố trí thế trận hình móng ngựa lồi về phía địch với lực lượng vừa đủ chống với lực lượng mạnh bố trí ở hai bên sườn để cơ động vu hồi, vây đánh sau lưng quân địch, và phá vỡ thế trận của chúng.
Nếu so sánh lực lượng hai bên thì trong trận này Varron có 86.000 quân, còn Hannibal có 50.000 quân. Nhưng thế trận của Hannibal là thế mạnh thắng địch đông, là thế giương bẫy sẵn để nghiền nát quân La Mã. Mà cốt lõi của nó là một mặt do Hannibal khéo sắp xếp và bố trí lực lượng để tạo nên ưu thế sức mạnh trong phòng ngự cũng như trong tấn công. Thế mạnh đó lại được phát huy lên gấp nhiều lần khi thế trận ấy được hình thành với những thế rất lợi hại: lúc đầu là thế chặn, thế công và khi trận chiến bước vào giai đoạn quyết định là thế vây và thế diệt.
Almanach,