Mùa Thu năm 490 TCN tại vùng đồng bằng Marathon thuộc địa phận Hy Lạp cổ đại đã diễn ra trận chiến nổi tiếng giữa quân Athens với quân Ba Tư, trong đó thắng lợi thuộc về người Athens. Đây là trận đấu điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Athens thời cổ đại.
Vào những năm cuối Thế kỷ V TCN trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ phát triển, bằng các cuộc chinh phục mở rộng đất đai, Ba Tư đã trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Tây Á. Với diện tích gần 2 triệu km2, lãnh thổ đế quốc Ba Tư phía Bắc giáp Hắc Hải, Biển Caspienne, Biển Aran; phía Nam giáp Hòng Hải, Vịnh Persique, Biển Ả Rập; phía Tây kéo dài đến Sông Danube và bờ Địa Trung Hải; phía Đông giáp Sông Ấn. Mặc dù là đế quốc rộng lớn như vậy nhưng Ba Tư dưới triều đại Darius I vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng chinh phục, mở rộng hơn nữa lãnh thổ của mình.
Tám năm trước khi trận Marathon diễn ra, tiểu quốc Athens thuộc Hy Lạp đã chi viện cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Tiểu Á chống lại ách đô hộ của Ba Tư. Bằng sự chi viện đó, các bộ tộc gốc Hy Lạp vùng Tiểu Á đã đánh chiếm và thiêu hủy Thành Sardis, một đô thị giàu có và sầm uất của đế quốc Ba Tư. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, quân Ba Tư đã dẹp được cuộc nổi dậy oanh liệt đó. Việc Athens, một tiểu quốc nhỏ bé ở phía Tây xa xôi dám giúp đỡ các bộ tộc ở Tiểu Á chống lại mình đã làm cho Darius nổi giận, thực hiện ý đồ trả thù người Athens và cũng là dịp may hiếm có để tiến hành cuộc chinh phục tiếp theo. Theo sử gia Herodote (Hê rô đốt), để thể hiện quyết tâm của mình, Darius đã sai đem cây cung ra và bắn mội mũi tên lên trời mà nói rằng: “Xin Thượng đế cho con được tự tay trả thủ người Athens“. Darius còn cử một người hầu cận cứ đến mỗi bữa ăn lại phải nhắc nhở ông câu: “Ngài hãy nhớ đến người Athens”.
Ngay sau đó, Darius tăng cường ổn định tinh hình trong nước, xúc tiến việc củng cố quân đội, đóng thêm thuyền chiến, tích trữ lương thảo, chờ thời cơ thực hiện ý đò của mình. Năm 492 TCN, Darius tiến hành cuộc viễn chinh lẩn thứ nhất, đánh chiếm Eo biển Henretxpông và xứ Têraxơ. Tưy nhiên, hạm đội của Darìus đã bị quân Tẽraxơ tiêu diệt. Cuộc viễn chinh lán thứ nhất thất bại.
Hai năm sau, Darius lại điều động lực lượng, tiến hành cưộc viễn chinh lần thứ hai. Trong cuộc viễn chinh này, hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và 10 vạn quân dưới sự chỉ huy của tướng Datis (Đatitx) và Áctapecmơ. Đoàn quân viễn chinh xuất phát từ đảo Xamốt, men theo bờ biển vùng Tiểu Á, chiếm các đảo Naxốt, Đôlốt, Evơli. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại đảo Evơli của người Erêtria. Dân Erêria với ý chí kiên cường, quyết không chịu khuất phục đã chiến đấu một cách dũng cảm. Nhưng chỉ sau một tuần, quân Ba Tư đã chiếm được đảo. Hầu hết dân ở đây bị bắt làm nô lệ và hòn đảo nhỏ bé này trở thành căn cứ xuất phát của hạm đội Ba Tư sang phía Tây. Sau thắng lợi ở Evơli, hạm đội Ba Tư tiếp tục tiến vào Biển Attica và sau đó đổ bộ lên Marathon. Cuộc đổ bộ thực chất chỉ nhằm kéo quân Athens bỏ ngỏ thủ phủ Athens, tạo điều kiện cho hạm đội Ba Tư men theo bờ biển vòng lên đánh chiếm.
Marathon cách đô thị cổ kính Athens 42 km, là một thung lũng bằng phẳng có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng bờ Biển Egée sóng vỗ bốn mùa. Đây là vùng đất đã chứng kiến bao sự kiện oai hùng của người Hy Lạp. Các lực sĩ Hy Lạp đã lấy Marathon làm nơi luyện tập để rồi sau đó lập nhiều chiến công hiển hách. Marathon theo truyền thuyết cũng là mảnh đất của người anh hùng Thơ dớt mà với các chiến công vang dội đã làm cho kẻ thù của Hy Lạp khiếp sợ. Cũng tại mảnh đất này, nhân dân Athens đã trục xuất tên bạo chúa Hippias ra khỏi đất nước của mình.
Mùa Thu, đồng bằng Marathon khá ẩm ướt. Quân Ba Tư sau khi đổ bộ đã tiến hành dựng lều trại trên bãi biển với ý định nghi binh, lam cho người Athens tưởng rằng họ sẽ tác chiến tại đây.
Được tin quân Ba Tư đổ bộ, sau khi để lại một lực lượng bảo vệ, các tướng lĩnh Athens nhanh chóng điều hơn một vạn quân đến Marathon. Trên ngọn đồi Côtrôni nhìn xuống thung lũng Marathon mà phía xa, trên bãi biển quân Ba Tư đang kéo thuyền lên bờ và đóng trại, một cuộc họp quan trọng của hội đồng tướng lĩnh Athens được triệu tập. Đây là cuộc họp có ý nghĩa quyết định vận mệnh của thành bang Athens trước sự xâm lược của người Ba Tư. Hội đồng tướng lĩnh bao gồm 10 đại biểu đại diện cho các địa phương tạo thành xứ Athens và một vị thẩm phán cao cấp của đô thị là Callimachus người chủ trì cuộc chiến tranh. Cuộc họp diễn ra trong không khí căng thẳng nhưng tất cả 11 con người đều thể hiện quyết tâm chiến đấu một mất một còn đối với quân xâm lược. Một vấn đề nan giải được đặt ra, tranh luận trong cuộc họp là tiến hành giao chiến như thế nào và ở đâu? Nên giao chiến với quân Ba Tư ngay trên cánh đồng hay lùi về giữ các ngọn đồi – nơi có địa thế cao nhằm ngăn chặn quân Ba Tư và chờ đợi quân Sparte đén tiếp ứng họ như đã hứa rồi mới định liệu? Đó là “bài toán” hóc búa mà các tướng lĩnh Athens phải giải đáp. Cuộc tranh luận kéo dài và trong 10 vị thủ lĩnh đại diện cho các địa phương thì 5 người muốn giao chiến ngay ở Marathon còn 5 người khác không đồng ý. Những người không muốn giao chiến ở Marathon cho rằng, lực lượng ở đây quá ít, mà quân Ba Tư thì đông gấp bội lại có kỵ binh mạnh, nếu quyết chiến ở đây quân Athens khó có thể bảo toàn được lực tượng và thất bại là điều khó tránh khỏi. Đối với những người quyết tâm giao chiến ở Marathon, trong đó có Miltiades một vị tướng mưu lược, tài ba của xứ Athens thì cho rằng quân Ba Tư dù đông nhưng nếu giao chiến tại đây lại bộc lộ nhiều điểm yếu. Kỵ binh Ba Tư với tài phi ngựa và bắn cung, là lực lượng chủ yếu của quân Ba Tư chỉ quen đánh phân tán, nếu đánh tập trung sức chiến đấu sẽ bị hạn chế. Vả lại giờ đây, các tướng lĩnh Athens đã nhìn thấy phần lớn lực lượng kỵ binh này đang xuống thuyền tiến về Athens bằng đường biển, số kỵ binh còn lại của quân Ba Tư sẽ khó cơ động trên cánh đồng chật hẹp và lầy lội. Đối với bộ binh Ba Tư cũng có những điểm yếu chí tử. Họ là đội quan hỗn hợp của nhiều dân tộc bị chinh phục, chiến đấu không có mục đích, không được huấn luyện một cách kỹ càng và đặc biệt chỉ được trang bị vũ khí ngắn và cung tên là chủ yếu. Trong khi đó quân Athens, mặc dù lực lượng ít hơn nhưng họ được huấn luyện kỹ, được trang bị kích và giáo dài hơn, có kỷ luật và tinh thần chiến đấu cao của các hiệp sĩ…
Cuộc họp kéo dài mà chưa đi đến kết luận. Tuy nhiên, trong họi đồng tướng lĩnh, người cầm chịch chiến tranh – ông Callimachus vẫn chưa phát biểu và bỏ phiếu. Ý kiến và lá phiếu của ông sẽ là quyết định cuối cùng. Để giúp ông có quyết định hoàn toàn đúng đắn, Miltiades, vị tướng mưu lược và tài ba đã được nhắc đến, người bạn tâm huyết của Callimachus đã nói; “Cailimachus, bây giờ là tuỳ thuộc ở bạn muốn đưa Athens vào vòng nô lệ, hoặc là đảm bảo nền tự do của thành này, và giành lấy cho bạn một vinh quang bất diệt còn hơn vinh dự mà Hamodius và Aristotle đã có. Bởi vì từ khi người Athens hợp lại thành một dân tộc, chưa bao giờ họ lâm vào một cơn nguy hiểm như lúc này. Nếu họ quỳ gối trước mặt quân Medes họ sữ bị giao cho Hippias và bạn cũng biết khi đó họ sẽ bị đau khổ biết chừng nào. Nhưng nếu Athens chiến thắng trong cuộc thử sức này, nó có thể từ chiến thắng đó trở thành đô thị số một của Hy Lạp. Lá phiếu của bạn là quyết định chúng ta có chấp nhận giao tranh hay không’’… Ngừng giây lát, Milltiades nói tiếp: “Nếu bây giờ chúng ta không giao chiến, một vài phần tử âm mưu sẽ chia rẽ Athens và đô thị này sẽ rơi vào tay Medes. Nhưng nếu chúng ta chiến đấu trưóc khi có chuyện gf bắt đầu xảy ra tại Athens, tôi tin rằng chúng ta có thể chiếm phần tôt đẹp nhất trong cuộc giao tranh…“.
Trước lời lẽ chân thực và đầy sức thuyết phục của Miltiades, Callimachus đã bỏ phiếu đứng về phía những người quyết tâm giao chiến với quân Ba Tư ngay tại Marathon. Đó cũng là quyết định đúng đắn nhất của hội đổng tướng lĩnh Athens trước vận mệnh mất còn của đất nước. Và Marathon, mảnh đất thiêng của người Hy Lạp lại một lần nữa sắp chứng kiến một sự kiện có ý nghĩa lớn lao của người dân Athens.
Từ quyết định đúng đắn đó, Callimachus ra lệnh cho quân Athens chuẩn bị giao chiến. Xuất phát từ đặc điểm địa hình cánh đồng Marathon, hai bên đều là đầm lày, mùa thu là thời điểm trận đánh diễn ra lại bị ngập nước, Callimachus và Miltiades đã thay đổi cách bố trí đội hình Phalănggiơ thông thường. Với 11.000 bộ binh, thay vì tổ chức thành một khối dày đặc, Callmachus kéo dài đội hinh với chinh diện hơn 1 km bằng chiều rộng cánh đồng, sát các khu vực đầm lầy, Bên cạnh đó, hai đầu đội hình được tăng cường lực lượng, giữ nguyên tám hàng quân như thường lệ. Sau một hồi kèn xung trận, quân Athens ở chính điện, và hai đầu, kích hạ ngang tiến nhanh về phía quân Ba Tư.
Trước quyết tâm giao chiến của quân Athens, lực lượng nghi binh còn lại của quân Ba Tư với khoảng 10.000 bộ binh và 10.000 kỵ binh cũng dàn đội hình theo kiểu Phalănggiơ với chính giữa là bộ binh và hai bên sườn là kỵ binh. Sau đó, các tướng lĩnh Ba Tư cũng thúc quân tiến lên công kích. Thế là cả hai đội quân với hàng vạn chiến binh, hừng hực khí thế, lao vào nhau quyết một phen sống mái.
Do số lượng bộ binh đong và dày dặc, lúc đầu quân Ba Tư đã đẩy lùi được chính diện quân Athens, buộc phía Athens phải chống cự một cách quyết liệt nhưng rốt cuộc cánh giữa vẫn bị chọc thủng và bị dồn qua cánh đồng về nơi xuất phát. Song ở hai đầu dội hình quân Athens, bộ binh nặng đã ngăn chặn đẩy lùi được kỵ binh Ba Tư. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co và quyết liệt. Các chiến binh hai bên quấn lấy nhau đâm chém không dứt, hò reo làm vang động cả một vùng. Đội hình tiến công của quân Ba Tư dần rơi vào thế bất lợi. Quá trình tiến lên mặc dù đã đẩy được quân Athens ở chính diện về phía sau nhưng lại lọt vào giữa đội hình đối phương trên môt khu vực chật hẹp. Hàng vạn quân Ba Tư hầu như bị bao vây từ ba mặt, không phát huy được sức mạnh của kỵ binh. Chính lúc đó, tiếng kèn hiệu lệnh từ phía quân Athens vang lên. Quân Athens từ cánh phải và cánh trái đội hình tiến công mãnh liệt vào hai bên sườn đối phương tạo thành hai gọng kìm khép chặt quân Ba Tư. Cùng iúc, cánh giữa quân Athens cũng nhanh chóng lập hợp, ổn định đội hình quay lại tiến công. Đội hình quân Ba Tư chững lại, lâm vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn, bị chia cắt và rối loạn. Tuy nhiên, quân Ba Tư vẫn chiến đấu, người trước ngã, người sau tiến lên. Hàng loạt mũi tên dày đặc từ phía quân Ba Tư vẫn tiếp tục bay qua đầu tiền quân cản phá bước tiến của quân Athens. Nhưng tất cả mọi có gắng của quân Ba Tư đều không hiệu quả, hàng ngũ của họ vẫn tiếp tục bị rối loan và thương vong không kể xiết. Những ngọn kích dài vẫn tiếp tục quật ngã các chiến binh Ba Tư có vũ khí ngắn hơn.
Cuối cùng quân Ba Tư buộc phải quay đầu tháo chạy về phía bờ biển, nơi các chiến thuyền đang được hạ thuỷ. Một bộ phận quân Athens tiếp tục truy kích quân Ba Tư đến sát mép nước. Quân Ba Tư vừa đẩy thuyền vừa chiến đấu một cách tuyệt vọng. Song, tại đây quân Athens cũng bị thương vong một số, và đó là thương vong chủ yếu của họ trong trận đánh. Cũng tại đây, Callimachus, người cầm chịch chiến tranh, một trong những người chỉ huy dũng cảm của quân Athens đã ngã xuống. Dòng máu của ông và của chiến binh Athens đã thắm đỏ bờ cát, mảnh đất thiêng liêng của người Hy Lạp.
Những chiến thuyền còn lại của Ba Tư lúc đó đã chạy thoát ra biển khơi. Quân Athens kết thúc thắng lợi trận quyết chiến, thu 7 chiến thuyền và nhiều vũ khí của quân Ba Tư vứt lại khi tháo chạy. Số lượng quân Athens tử trận theo ước tính chỉ gần 200 người, trong khi đó quân Ba Tư để lại trên chiến trường khoảng 6.400 xác chết.
Sau chiến thắng, Miltiades đã cử Arítxtidơ và bộ lạc của ong ở lại Marathon thu dọn chiến trường. Còn bản thân ông cùng với đoàn quân chiến thắng vượt nhanh qua vùng đồi núi trập trùng trở về bảo vệ thủ phủ Athens. Quân Sparte, theo lời hứa cũng đã hành quân đến Marathon trợ giúp, song họ chỉ còn may mắn được nhìn thấy những xác chết ngổn ngang của quân Ba Tư nơi chiến địa. Chiến thắng của người Athens ở Marathon mới chỉ là bước đầu trong toàn bộ cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư. Mười năm sau đó, con của Darius trở thành Hoàng đế Ba Tư lại tiếp tục tiến hành cuộc viễn chinh thứ ba tới Hy Lạp. Nhiều thành phố, nhà cửa bị thiêu hủy. Hai năm sau, các thành bang Hy Lạp mới đánh bại được cuộc xâm lược của người Ba Tư, chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng chinh phục của họ.
Tuy vậy, chiến thắng Marathon vẫn là chiến thắng mở đầu của người Hy Lạp, nó chứng tỏ sức mạnh của quân Ba Tư không phải là vô địch. Sức chiến đấu của người Athens sau đó đã được khích lệ bằng tinh thần của Marathon. Bởi vì, tại Marathon mặc dù quân Athens ít hơn nhiều lần nhưng với tinh thần quả cảm, tài thao lược của các tướng tĩnh của họ đã đánh thắng đội quân của một đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ. Tài thao lược của các tướng lĩnh Athens thể hiện ở chỗ, họ đã biết triệt để lợi dụng địa hình, biết chọn đúng thời cơ giao chiến khi quân Ba Tư vừa mới đổ bộ và sau đó phần lớn đã xuống thuyền, giong buồm tiến về Athens bằng đường biển. Cách bố trí hết sức táo bạo dã tạo nên thế trận hiểm hóc của người Athens. Từ việc bố trí đội hình như vậy, các tướng lĩnh Athens đã hạn chế được sức mạnh của kỵ binh Ba Tư, buộc lực lượng này phải chiến đấu trong một khu vực chật hẹp, không phát huy được sở trường đánh vu hồi bằng sức mạnh kỵ binh. Kỵ binh Ba Tư đã không thể cơ động do bị ngăn cản bởi vùng đầm lầy ngập nước ở hai bên cánh đồng Marathon. Có thể nói, việc bố trí đội hình đó lại còn tạo điều kiện cho quân Athens đột kích chính vào bên sườn đội hình quân Ba Tư và cuối cùng giành chiến thẳng.
Trận Marathon đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật quân sự của người Hy Lạp, trong đó Callimactius và Miltiades, những người con ưu tú của Hy Lạp đã đóng góp phần lớn lao.
Hơn hai mươi Thế kỷ trôi qua, nhưng tinh thần Marathon vẫn ngời sáng. Hình ảnh người chiến bính được giao nhiệm vụ báo tin chiến thắng ở Marathon chạy về thành Athens, đã vượt qua 42 km đường rừng núi và gục ngã sau khi nói lời cuối cùng vẫn in đậm trong tâm trí của biết bao thế hệ người Hy Lạp. Hình ảnh đó cũng tiêu biểu cho tinh thần Marathon mà ngày nay được ghi nhận trong các hoạt động thể thao Quốc tế với môn chạy Marathon đường dài. Marathon mãi mãi là một trong những trận đánh tiêu biểu nổi tiếng trong lịch sử quân sự Thế giới.
Almanach,