Ngũ Tử Tư Qua Chiêu Quan

Lịch sử Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giữa các nước chư hầu lớn để tranh đoạt bá quyền nước lớn thôn tính nước nhỏ để mở rộng đất đai. Nhưng sau thắng lợi, các nước lớn không thể không cắt đất để phong cho các quan đại phu có công, vì vậy, thế lực của các đại phu dần lớn lên, giữa họ thường xuyên xảy ra tranh giành. Mâu thuẫn nội bộ ở các nước lớn ngày càng gay gắt, nên chiến tranh giành bá quyền giữa các nước tạm thời lắng xuống.

Vì nguyên nhân đó, quan đại phu nước Tống là Hướng Thú đã qua lại hai nước Tấn Sở để điều đình, hòa giải.

Năm 546 trước Công nguyên, hai nước Tấn Sở và một số nước khác đã họp “hội nghị đình chỉ chiến tranh” tại Tống. Tại hội nghị, đại phu hai nước Tấn Sở thay mặt cho hai tập đoàn Nam Bắc đã ký kết hoà ước, qui định trừ hai nước lớn là Tề và Tần, còn các nước nhỏ khác đều phải triều cống cả hai nước Tấn và Sở. Hai nước Tấn Sở chia đều bá quyền, từ đó đến năm mươi năm sau, không xảy ra cuộc chiến tranh nào lớn.

Đến đời  Sở Bình Vương là cháu Sở Trang Vương lên ngôi, nước Sở dần dần suy yếu.

Năm 522 trước Công nguyên, Sở Bình Vương muốn phế truất thái tử Kiến. Lúc đó, thái tử Kiến đang ở Thành Phụ (nay ở Tây Tương Thành tỉnh Hà Nam) cùng với thầy học của mình là Ngũ Xa. Sở Bình Vương sợ Ngũ Xa không đồng ý, nên trước hết gọi Ngũ Xa về, sai vu cáo thái tử Kiến mưu phản.

Ngũ Xa nhất định không chịu nghe theo, liền bị giam vào ngục.

Sở Bình Vương một mặt cử người đi giết thái tử Kiến, một mặt buộc Ngũ Xa phải viết thư gọi hai con là Ngũ Thượng và Ngũ Tử Tư về để trừ diệt cả ba cha con. Người con cả là Ngũ Thương về tới Ánh Đô (còn có âm là Dĩnh đô, Sinh đô, nay ở Tây bắc Giang Làng, Hồ Bắc), liền bị Bình Vương giết hại cùng với cha là Ngũ Xa. Thái tử Kiến nghe tin, liền cùng với con là Công Tử Thắng chạy sang Tống.

Người con thứ hai của Ngũ Xa là Ngũ Tử Tư cũng bỏ chạy khỏi nước Sở đến Tống, tìm thái tử Kiến. Không may Tông có nội loạn, Ngũ Tử Tư lại dẫn thái tử Kiến và công tử Thắng chạy sang Trịnh, muốn nhờ nước Trịnh giúp họ báo thù. Nhưng quốc quân nước Trịnh là Trịnh Định Công không thuận.

Thái tử Kiến nôn nóng báo thù, liền câu kết với một số đại thần nước Trịnh để đoạt quyền của Trịnh Định Công, nên bị Trịnh Định Công giết. Ngũ Tử Tư phải dẫn công tử Thắng chạy khỏi nước Trịnh, trốn  sang Ngô (đô thành ở Tô Châu, Giang Tô ngày nay).

Untitled

 

Sở Bình Vương hạ lệnh treo thưởng cho ai bắt được Ngũ Tử Tư, cho vẽ hình Ngũ Tử Tư yết trên các cửa thành nước Sở, hạ lệnh cho quan lại tuần tra khám xét.

Ngũ Tử Tư và công tử Thắng sau khi ra khỏi nước Trịnh thì ngày ẩn, đêm đi. Khi tới cửa quan giữa Ngô và Sở là Chiêu Quan (nay ở bắc huyện Hàm Sơn, tỉnh An Huy), thì quan lại ở đây khám xét rất nghiêm ngặt. Truyền thuyết nói rằng Ngũ Tử Tư lo lắng không ngủ được nên qua mấy đêm mà đầu tóc bạc trắng hết. May nhờ gặp được một người tốt là Đông Cao Công, đồng tình với Ngũ Tử Tư, cho Ngũ Tử Tư ở trong nhà mình. Đông Cao Công có một ngưòi bạn hình dáng giống Ngũ Tử Tư, liền nói người đó, giả làm Ngũ Tử Tư đi qua cửa quan. Lính gác cửa quan bắt giữ Ngũ Tử Tư giả, còn Ngũ Tử Tư thật thì nhờ đầu tóc bạc trắng, diện mạo thay đổi khó nhận ra được nên đã trà trộn qua được cửa quan.

Qua khỏi Chiêu Quan, Ngũ Tử Tư sợ có quân đuổi nên đi rất gấp. Trưốc mặt bỗng có con sông lớn chặn ngang. Trong lúc lo lắng, lại nhờ có một ông lão đánh cá chèo một con thuyền nhỏ đưa Ngũ Tử Tư qua sông.

Qua khỏi sông, Ngũ Tử Tư vô cùng cảm kích, cởi thanh bảo kiếm đưa cho ông lão đánh cá, nói: “Thanh bảo kiếm này là của vua Sở tặng cho ông nội tôi, giá trị tới trăm lạng vàng, xin biếu cụ để tỏ tấm lòng”.

Ông lão đánh cá nói: “Để truy lùng tướng quân, vua Sở đã treo giải thưởng năm vạn thạch lương và tước vị đại phu cho người nào bắt được. Ta không tham giải thưởng và tước vị, lẽ nào lại muốn lấy bảo kiếm của tướng quân?”

Ngũ Tử Tu vội thu lại bảo kiếm, sụp xuống lạy tạ rồi từ biệt ra đi.

Ngũ Tử Tư đến nước Ngô trong lúc công tử Quang đang muốn giành ngôi vua. Với sự giúp đỡ của Ngũ Tử Tư, công tử Quang giết được Ngô vương Liêu, tự lập làm vương. Đó là Ngô vương Hạp Lư.

Hạp Lư lên ngôi, phong Ngũ Tử Tư làm đại phu, giúp mình giải quyết việc lớn quốc gia. Lại sử dụng Tôn Vũ, một nhà quân sự lớn giỏi việc dùng binh. Ngô vương dựa vào Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ, chỉnh đốn binh mã, trước hết kiếm tính mấy nước nhỏ lân cận.

Năm 506 trước Công nguyên. Ngô vương Hạp Lư bái Tôn Vũ làm đại tướng, Ngũ Tử Tư làm phó tướng, tự mình dẫn đại quân đánh Sở, liên tiếp thắng trận, khiến cho quân Sở tan tác, tiến thẳng tới Ánh đô.

Lúc đó, Sở Bình vương đã chết, con là Sở Chiêu Vương trốn chạy. Ngũ Tử Tư uất hận sỏ Bĩnh Vương, cho đào mồ lên và đánh vào thây sỏ Bình Vương.

Quân Ngô chiếm Ảnh Đô, đại thần nước sỏ là Thân Bao Tư chạy sang nước Tần, xin vua Tần mang quân sang cứu. Tần Ai Công không đồng ý. Thân Bao Tư đứng ngoài cửa cung nước Tần gào khóc liền bảy ngày bảy đêm. Cuối cùng, Tần Ai Công động lòng thương, nói; “Vua sở tuy bạo ngược vô đạo, nhưng có một người  bầy tôi tốt như thế, thì sao ta có thể nhìn họ mất nước cho đành. Tần Ai Công cử quân cứu Sở, đánh bại quân Ngô. Ngô vương Hạp Lư liền rút quân về nước.

Ngô vương Hạp Lư về đến nước Ngô, quy công đầu cho Tôn Vũ. Tôn Vũ không muốn làm quan liền đi ẩn cư. Ông để lại cuốn “Tôn Tử binh pháp”, là một trước tác quân sự kiệt xuất sớm nhất của Trung Quốc.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất vote
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận