Đề Vinh Cứu Cha

Mẹ Hán Văn Đế là Bạc Thái hậu xuất thân nghèo hèn, khi Hán Cao Tổ còn sống, là một cung phi không được sủng ái. Bà sợ ở trong cung sẽ bị Lã Hậu hãm hại, nên xin ra ở với con ở quận Đại. Ớ quận Đại không sang trọng, xa cách như ở hoàng cung nên hai mẹ con ít nhiều hiểu được nỗi khổ của dân chúng.

Lên ngôi không lâu, Hán Văn Đế liền hạ một đạo chiếu thư, nói: “Ai phạm tội thì xử tội ngưòi đó là đúng. Tại sao lại xử tội cả vợ con ngưòi ta? Ta không cho rằng việc xử tội như vậy là tốt. Các đại thần hãy bàn bạc mà sửa đổi.”

Các đại thần theo ý của Hán Vãn Đế, liền bãi bỏ pháp lệnh về việc liên đới của gia đình người phạm tội.

Lịch sử Trung Quốc năm 167 trước Công nguyên, ở Lâm Phần có một cô gái nhỏ tuổi tên là Thuần Vu Để Vinh. Cha cô ta là Thuần Vu Ý, vốn là người có kiến thức, ham thích y học, thường chữa bệnh cho người khác, trở nên nổi tiếng. Sau ông ta làm chức Thái thương lệnh (viên quan trông coi kho tàng) nhưng không thích giao du với giới quan lại, cũng không nịnh nọt cấp trên. Không bao lâu, ông từ chức, chỉ làm thầy thuốc.

Untitled

Có một lần, vợ một đại thương nhân có bệnh, mời Thuần Vu Ý chữa trị. Sau mấy hôm dung thuốc, chẳng những bệnh không khỏi mà còn bị chết. Người chồng kiện lên quan, nói Thuần Vu Ý cho nhầm thuốc, dẫn tới tử vong. Quan địa phương xử Thuần Vu Ý tội nhục hình (tức thích chữ vào mặt hoặc cắt mũi, chặt đi một chân…) và giải đi Trường An chịu tội.

Thuần Vu Ý có năm người con gái nhưng không có con trai. Trước khi bị giải đi Trường An, ông nhìn các con gái, than: “Khổ cho ta, không có con trai, gặp hoạn nạn, chẳng đứa con nào giúp được gì”.

Mấy cô con gái đều thương tâm, cúi đầu than khóc. Chỉ có cô gái nhỏ nhất là Đề Vinh thì vừa thương tâm, vừa uất ức. Cô nghĩ: “Tại sao con gái lại không giúp được gì?”

Cô yêu cầu được đi theo cha đến Trưòng An, mặc cho ai khuyên can cũng không nghe.

Đến Trường An, Để Vinh nhờ người viết cho một sớ tấu, đến cửa cung nộp cho người giữ cửa.

Hán Văn Đế nhận được sớ tấu, biết là của một cô gái, thì rất chú ý, giở ra xem:

“Tiểu dân là Để Vinh, con gái nhỏ của Thái Thương lệnh Thuần Vu Ý. Khi cha của tiểu dân làm quan, dân địa phương đều nhận là quan thanh liêm. Lần này cha tiểu dân phạm tội, bị ghép vào nhục hình. Tiểu dân chẳng những lo buồn vì cha mà còn thương xót cho những người phạm tội. Một người bị chặt chân sẽ trở thành tàn phế, bị cắt mũi thì không thể chấp lại được, sau này có muốn chữa lỗi lầm cũng không có điều kiện. Tiểu dân xin tình nguyện để quan phủ xung làm nô tỳ chuộc tội cho cha, để cha tiểu dân có cơ hội sửa chữa sai lầm”.

Hán Văn Đế xem thư, rất đồng tình với cô gái, cảm thấy cô ta nói rất có lý( liền triệu tập đại thần tới, nói: “Phạm tội thì phải xử, đó là điều tất nhiên. Những người bị xử tội cũng cần được tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Nay xử tội một phạm nhân, lại thích chữ vào mặt hoặc huỷ hoại thân thể. Cách làm đó có khuyên khích người ta làm điều thiện không. Các khanh hãy bàn bạc, tìm ra biện pháp khác để thay thế nhục hình đi”.

Các đại thần bàn bạc, thay thế nhục hình bằng đánh đòn. Trước kia nếu bị chặt chân thì thay bằng đánh năm trăm bản (miếng gỗ mỏng); trước kia nếu cắt mũi thì thay bằng đánh ba trăm bản. Hán Văn Đế liền hạ lệnh phế bỏ nhục hình. Do đó, Để Vinh đã cứu được cha.

Hán Văn Đế bỏ nhục hình, xem qua thì tưởng rằng tốt. Nhưng khi thực hiện thì lại thấy tệ hơn. Có ngưòi bị đánh chưa tối ba trăm hoặc năm trăm bản, đã chết rồi. Như vậy hình phạt lại trở thành nặng hơn. Tới đời con của Hán Văn Đế là Hán cảnh Đế, hình phạt trên mới được giảm nhẹ.

 

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận