Chu Bột Giành Lại Binh Quyền

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại Hán Huệ Đế không có con. Lã Thái hậu chọn từ bên ngoài một đứa trẻ rồi mạo xưng là con của Huệ Đế, lập làm thái tử. Năm 188 trước Công nguyên, Huệ Đế chết đứa trẻ đó liền nối ngôi vua, Lã Thái hậu có danh chính ngôn thuận để lâm triều chấp chính.

Để củng cố quyền lực của mình, Lã Thái hậu muốn lập người họ Lã lên làm vương liền hỏi ý kiến các đại thần.

Hữu thừa tướng Vương Lãng vốn là người cương trực, nói: “Cao hoàng đế đã giết ngựa trắng ăn thề, ai không phải họ Lưu thì không được làm vương”.

Lã Thái hậu nghe nói rất không vui, lại hỏi Tả thừa tướng Trần Bình và thái uý Chu Bột.

Trần Bình, Chu Bột nói: “Cao Tổ bình định thiên hạ, phân phong con em mình làm vương, điều đó rõ ràng là đúng. Nay Thái hậu lâm triều, phong con em mình làm vương, thì sao lại không được”. Lã Thái hậu sung sướng gật đầu. Tan buổi chầu, Vương Lãng trách Trần Bình và Chu Bột: ”Khi tuyên thệ trước mặt tiên đế, các ông đều có dự. Thế mà bây giờ các ông lại đi ngược với lời thề. Như vậy thì sao xứng với tiên đế?”

Trần Bình và Chu Bột nói: “Thừa tướng đừng giận, Hôm nay dám tranh luận với Thái hậu giữa triều đình thì chúng tôi không bằng ông; nhưng sau này bảo toàn được thiên hạ của họ Lưu ông sẽ không bằng được chúng tôi.”

Sau đó, Lã Thái hậu lần lượt phong các cháu là Lã Thai, Lã Sản, Lã Lộc, Lã Gia, Lã Thông làm vương, còn trao cho họ nắm quân quyền. Toàn bộ đại quyền trong triều hầu như đều nằm trong tay họ Lã.

Gia tộc của Lã Hậu chiếm hết quyền của họ Lưu, làm nhiều đại thần không phục nhưng đa số chỉ hậm hực không dám nói ra.

Hán Cao Tổ có một người cháu là Lưu Chương, phong hiệu là Chu Hư hầu, có vợ là con của Lã Lộc. Có lần, Lã Thái hậu mở tiệc, chỉ định Lưu Trương iàm giám tửu. Lưu Chương tâu với Lã Thái hậu: “Tôi là dòng dõi nhà võ, xin cho phép tôi theo quân pháp để làm giám tửu.” Lã Thái hậu đồng ý.

Lưu Chương thấy mọi người uống rượu vui vẻ, liều đề nghị hát bài “Canh điền ca” để giúp vui cho Thái hậu. Lã Thái hậu nói: “Ngươi hát đi!”

Lưu Chương liền cao giọng hát:

“Càỵ sâu cuốc bẫm cấy thưa,

Gặp giống không tốt thì bừa bỏ đi.”

Lã Thái hậu nghe hát., thấy có ngụ ý, tỏ ra rất bực.

Untitled

Một lát sau, một người họ Lã uống rượu quá say, không nói gì mà tự tiện ra ngoài. Lưu Chương đuổi theo, lấy cớ y không chấp hành qui định của yến hội, liền tuốt kiếm chém chết. Khi Lưu Chương trở vào báo cáo tình hình với Thái hậu, các đại thần đều sợ hãi, lo lắng cho ông. Nhưng vì Lã Thái hậu đã đồng ý cho phép Lưu Chương theo quân pháp để làm giám tửu nên không trị tội gì được.

Lã Thái hậu chấp chính đến năm thứ tám thì lâm bệnh nặng. Trước khi hết, phong Triệu vương Lã Sản làm tướng quốc, thống lĩnh Nam quân, Lã Lộc làm thượng tướng quân, thống lĩnh Bắc quân, đồng thời dặn dò họ: “Hiện nay họ Lã nắm quyền, các đại thần đều không phục. Sau khi ta mất các ngươi nhất định phải nắm lấy quân sĩ  mà bảo vệ cung đình, không được đi đưa đám, đề phòng có kẻ ám hại”.

Sau khi Lã Thái hậu chết, binh quyền đều nằm trong tay Lã Sản, Lã Lộc. Họ muốn phát động chính biến nhưng chưa dám ra tay.

Lưu Chương qua lời vợ, biết được âm mưu của họ Lã, liền cử người báo cho anh là Tề vương Lưu Tương biết, hẹn với Lưu Tường đem quân từ ngoài vào Trường An.

Tề Vương Lưu Tường đem quân tiến về phía tây. Lã Sải được tin, liên phái tướng Quán Anh đem quân ra đối phó. Quán Anh đến Huỳnh Dương, bàn bạc với các bộ tướng: “Họ Lã thống lĩnh đại quân toan chiếm thiên hạ của Họ Lưu. Nếu chúng ta tiến đánh Tề Vương thì chẳng phải là giúp họ Lã làm loạn hay sao? ”

Mọi người quyết định án binh bất động và ngầm thông báo cho Tề vương biết, đề nghị ông ta liên lạc với các chư hầu, đợi thời cơ để cùng khởi binh chống họ Lã. Tề vương nhận được thông báo, cũng tạm thời án binh bất động.

Chu Bột, Trần Bình biết họ Lã muốn làm loạn, toan ra tay trước, nhưng binh quyền còn nắm trong tay họ Lã nên chưa biết làm thế nào.

Họ nghĩ tới Lịch Ký, con trai của Lịch Thương là bạn thân của Lã Lộc, liền cử người đến bảo Lịch Ký nói với Lã Lộc: “Lã Hậu mất rồi, hoàng đế còn ít tuổi. Ngài là Triệu vương (vương cai trị đất Triệu – ND), lại cứ ở Trường An nắm quân đội, các đại thần và chư hầu đều nghi ngờ ngài, điều đó rất bất lợi. Nếu ngài giao binh quyền cho thái uý ( tức Chu Bột – ND) và về đất phong của mình thì quân Tề sẽ rút đi và các đại thần đều an tâm.

Lã Lộc tin theo lời của Lịch Ký, liên giao Bắc quân cho thái uý Chu Bột nắm.

Chu Bột nắm được tướng ấn Bắc quân, liền tới ngay trại Bắc quân, nói các tướng sĩ: “Ngày nay họ Lã muốn cướp quyền của họ Lưu, các ông xem nên làm thế nào? Ai theo họ Lã thì sắn tay áo bên phải lên, ai theo họ Lưu thì sắn tay áo bên trái lên!”

Tướng sĩ Bắc quân xưa nay đều hướng về họ Lưu, nên vừa nghe lệnh, đã nhất tề sắn tay áo bên trái. Chu Bột đã tiếp quản được Bắc quân, giành được binh quyền từ tay Lã Lộc một cách êm thấm.

Lã Sản chưa biết Bắc quân của Lã Lộc đã rơi vào tay Chu Bột, nên vào cung VỊ ương để chuẩn bị phát động chính biến. Chu Bột phái Chu Hư hầu Lưu Chương dẫn hơn một ngàn quân ập tới, giết được Lã Sản. Tiếp đó, Chu Bột dẫn Bắc quân, tiêu diệt thế lực họ Lã.

Đến lúc đó, các đại thần mới dám mạnh dạn. Họ nói: “Trước kia, người được  Lã Thái hậu đưa lên ngôi vua không phải là con của hoàng thượng (tức Huệ Đế). Ngày nay chúng ta diệt họ Lã, mà vẫn để thái tử giả đó làm hoàng đế, thì lớn lên chẳng vẫn là người họ Lã hay sao? Chi bằng chúng ta chọn trong số chư vương họ Lưu một người hiền minh nhất tôn lên làm hoàng đế”.

Các đại thần bàn bạc và nhận thấy trong số các con của Cao Tổ, có Đại vương (Vương ở đất Đại) Lưu Hằng là người lớn tuổi nhất, lại có phẩm cách tốt nhất, liền phái người tới Đại quận (trị sở nay tại huyện Úy, Hà Bắc), đón Lưu Hằng về Trường An, lập làm hoàng đế. Đó là Hán Văn Đế.

 

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận