Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi Hạng Vũ vào Hàm Dương, giết Tần vương Tử Anh và hơn tám trăm quý tộc Tần, rồi hạ lệnh đốt cháy Cung A Phong. Hơn năm mươi vạn binh sĩ theo Hạng Vũ vào Hàm Dương, không ai là đã không chịu sự áp bức của Triều Tần. Nhìn thấy Cung A Phòng tráng lệ, nghĩ tới mối hận cũ, lòng căm thù bốc lên ngùn ngụt. Nay được lệnh của Hạng Vũ mỗi người đều góp một mồi lửa. Đám cháy lớn bốc lên suốt ba tháng trời mới tắt. Cung A Phòng chỉ còn lại một đống tro tàn. Hạng Vũ vốn là một quý tộc nước Sở, nhân cơ hội khởi nghĩa nông dân mà tham gia cuộc chiến tranh chống Tần. Sau khi diệt triều Tần, ông không nghĩ tới quyền lợi của quảng đại nông dân, nên quyết định phân phong đất đai, khiến cục diện thống nhất của Trung Quốc lại bị chia năm sẽ bảy.
Lúc đó, thủ lĩnh danh nghĩa là Sở Hoài Vương, Hạng Vũ đổi gọi ông là Nghĩa đế, bề ngoài tuy thừa nhận là đệ, nhưng thực tế chỉ có hư danh, mọi việc phân phòng đều do Hạng Vũ chủ Trương. Ông phong cho các quí tộc của của sáu nước và các thủ lĩnh có công, tất cả mười tám người làm vương và tự xưng là Tây Sở Bá Vương. Thời kỳ Xuân Thu đã có Bá Vương. Hạng Vũ tự xưng Bá Vương, có nghĩa là tự tuyên bố mình có quyền ra lệnh cho các chư hầu, các chư hầu đều phải nghe theo sự chỉ huy. Đến năm sau, Hạng Vũ cũng giết luôn vua bù nhìn là Nghĩa đế.
Sau khi phân phong, các chư hầu phải mang quân về đất phong của mình. Hạng Vũ cũng kéo quân về đô thành Bành Thành (nay là thành phố Từ Châu, Giang Tô).
Trong mười tám chư hầu, Hạng Vũ kỵ nhất là Lưu Bang.
Ông phong Lưu Bang ở vùng xa xôi nhất là Ba Thục và Hán Trung, gọi là Hán Vương. Lại phân phong miền Quan Trung cho ba hàng tướng Tần là Chương Hàm và hai người khác, yêu cầu họ chặn đường, không để Lưu Bang ra khỏi đất phong.
Hán Vương Lưu Bang rất không hài lòng về đất phong của mình, nhưng vì binh lực nhỏ yếu, không thể so đo được vối Hạng Vũ, đành dẫn quân về Nam Trịnh (nay ỏ phía đông Hán Trung, Thiểm Tây) là đô thành của vùng này.
Đến Nam Trịnh, Hán Vương phong Tiêu Hà làm thừa tướng, Tào Tham, Phàn Khoái, Chu Bột Làm tướng quân, chuẩn bị lực lượng để tranh đoạt thiên hạ với Hạng Vũ. Những binh lính dưới quyền ông chỉ muốn về quê hương, ngày nào cũng có người bỏ trốn, làm cho Hán Vương lo lắng ăn không ngon.
Một hôm, bỗng có người vào báo:
“Thừa tướng trốn mất rồi!’
Hán Vương lo cuống quít, như bị chém đứt một cánh tay.
Đến sớm ngày thứ ba, Tiêu Hà mới trở về. Hán Vương nhìn thấy vừa giận, vừa mừng, trách Tiêu Hà: “Tại sao ngươi lại bỏ trốn?”
Tiêu Hà nói: “Thần đâu có bỏ trốn? Thần chỉ đuổi theo giữ kẻ bỏ trốn lại thôi”,
Hán Vương hỏi: “Ngươi đuổi theo ai?”
Tiêu Hà nói: “Hàn Tín”.
Hàn Tín vốn là người ở Hoài Âm. Sau khi Hạng Lương khởi binh, dẫn quân qua Hoài Âm, Hàn Tín liền đi theo, làm một tên lính trong quân sở. Hạng Lương chết, Hàn Tín lại theo Hạng Vũ. Hạng Vũ thấy Hàn Tín nhanh nhẹn hơn một tên lính thường, liền cho làm một chức quan nhỏ.
Mấy lần Hàn Tín hiến kế, Hạng Vũ đều không dùng. Hàn Tín rất thất vọng. Tới khi Hán Vương vào Nam Trịnh, Hàn Tín liền đi theo Hán Vương.
Hàn Tín đến Nam Trịnh, Hán Vương cũng chỉ cho làm một chức quan nhỏ. Có lần, Hàn Tín phạm pháp, suýt bị chém đầu. May mà lúc đó, một bộ tướng của Lưu Bang là Hạ Hầu Anh đi qua, Hàn Tín liền kêu lớn: “Hán Vương không muốn chiếm thiên hạ hay sao mà lại chém tráng sĩ!”.
Hạ Hầu Anh thấy đáng điệu Hàn Tín quả là một trang hảo hán, liền tha ông ta ra và tiến cử với Hán Vương. Hán Vương cử Hàn Tín làm chức quan quản lý lương thực.
Sau đó, thừa tướng Tiêu Hà gặp Hàn Tín, cùng nhau đàm đạo thấy Hàn Tín là người có tài, rất khâm phục và nhiều lần đề nghị Hán Vương trọng dụng, nhưng Hán Vương vẫn không nghe theo.
Hàn Tín thấy Hán Vương không trọng dụng mình, nên nhân lúc nhiều người bỏ trốn cũng tìm cơ hội trốn đi. Tiêu Hà được tin Hàn Tín bỏ trốn, liền vội vã, tự mình cưỡi ngựa tốt đuổi theo. Đuổi suốt hai ngày mới theo kịp và giữ Hàn Tín lại.
Hán Vương thấy Tiêu Hà đuổi theo giữ Hàn Tín, thì nổi giận nói: “Tướng tá bỏ trốn có tới hàng chục người mà ngươi không quan tâm, lại đuổi theo để giữ Hàn Tín là cớ làm sao?”
Tiêu Hà nói: “Tướng thông thường thì có hay không cũng được, nhưng nhân tài như Hàn Tín thì có một không hai. Nếu đại vương muốn ở Hán Trung suốt đời thì không cần dùng đến Hàn Tín; còn nếu muốn chiếm lấy thiên hạ thì không thể không dùng ông. Như vậy, đại vương định thế nào?”
Hán Vương nói: “Đương nhiên ta muốn sang phía Đông, chứ sao lại muốn ở đây mãi”.
Tiêu Hà nói: “Đại vương muôn giành thiên hạ thì mau mau trọng dụng Hàn Tín. Nếu không trọng dụng thì trước sau anh ta cũng bỏ đi thôi”.
Hán Vương nói; “Thôi được, ta nghe lời ngươi, cho ông ta làm tướng”.
Tiêu Hà nói: “Phong làm tướng, cũng không giữ được ông ta đâu”.
Hán Vương nói: “Thì phong ông ta làm đại tướng vậy’1.
Tiêu Hà phấn khởi nói: “Đại vương thật là sáng suốt”.
Vương bảo Tiêu Hà gọi Hàn Tín tới, định phong ngay làm đại tướng. Tiêu Hà thẳng thắn nói: “Thường ngày, đại vương ít chú ý đến lễ tiết. Phong đại tướng là một việc lớn, không thể tuỳ tiện gọi người ta đến như trò đùa của con trẻ.
Nếu đại vương quyết tâm phong Hàn Tín làm đại tướng, thì phải chọn ngày tốt, lập đàn, tiến hành nghi thức bái tướng long trọng mới được”.
Hán Vương nói: “Cũng được. Ta nghe theo ngươi”.
Trong trại Hán lưu truyền tin tức: Hán Vương đang chọn ngày lập đàn bái tướng. Mấy tướng theo Hán Vương từ đầu từng có công, đều phấp phỏng không ngủ được, cho rằng chắc hẳn chức đại tướng sẽ phong cho mình.
Đến ngày bái tướng, mọi người mới được biết là người được phong đại tướng lại là anh chàng Hàn Tín mà hàng ngày ai cũng coi thường, thì tất cả đều ngơ ngác.
Sau khi cử hành nghi thức bái tướng, Hán Vương tiếp kiến Hàn Tín và nói: “Thừa tướng đã nhiều lần tiến cử tướng quân. Tướng quân nhất định có kế sách hay, xin tướng quân chỉ giáo”.
Hàn Tín tạ ơn Hán Vương, sau đó trình bày tường tận cho Hán Vương nghe mọi điều kiện của hai bên Hán, Sở (Hạng Vũ) và cho rằng nếu đông chinh, nhất định sẽ chiến thắng Hạng Vũ. Hán Vương càng nghe càng phấn khởi, cứ tiếc mãi là không sớm phát hiện nhân tài.
Từ đó về sau, Hàn Tín chỉ huy tướng sĩ, thao luyện binh mã, dần dần chuẩn bị đủ điều kiện để tiến sang phía Đông đánh Hạng Vũ.