Thái Văn Cơ về Hán

Từ sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo để ra mấy năm chỉnh đốn nội chính, khôi phục quân đội và tự phong là Ngụy Công. Năm 216, lại nâng tước vị của mình là Ngụy Vương (đô thành ở Nghiệp Thành). Uy danh của Tào Tháo ở miền Bắc rất lớn, ngay đến thiên tử của Nam Hung Nô cũng đến Nghiệp Thành bái yết. Tào Tháo giữ thiên tử Nam Hung Nô lại Nghiệp Thành. Đối đãi như khách quý, để Hữu Hiền Vương Hung Nô về cai quản dân Hung Nô. Quan hệ của Nam Hung Nô và triều Hán từ đó giữ được hòa hảo. Tào Tháo nhớ tới người bạn cũ của mình là Thái Ung, có một cô con giá ở Nam Hung Nô, tên là Thái Vân Cơ. Tào Tháo muốn đón Thái Vân Cơ về Hán.

Thái Ung là một danh sĩ cuối thời Đông Hán, vì xúc phạm bọn hoạn quan nên bị đày tới Sóc Phương (nay ở phía Bắc Hàng Cẩm Kỳ thuộc Nội Mông Cổ). Khi Đổng Trác nắm quyền, Thái Ung trở về Lạc Dương. Đổng Trác muốn mua chuộc lòng người, nghe tiếng tâm Thái Ung, liền mời ông ra làm quan, trong ba ngày, thăng lên ba cấp. Thái Ung vi vậy cảm thấy Đổng Trác còn tốt hơn Hán Linh Đế nhiều.

Sau khi Đổng Trác bị giết, Thái Ung thấy Đổng Trác lúc trước đối đãi tốt với mình nên buông lời thương tiếc. Từ đó Vương Doãn nổi giận, cho Thái Ung thuộc bè đảng Đổng Trác liền bắt giam lại. Mặc dù nhiều đại thần ra sức kêu xin cho Thái Ung, nhưng Vương Doãn vẫn không tha. Kết quả, Thái Ung chết trong ngục.

Thái Vân Cơ, con gái của Thái Ung, có tên thật là Thái Viên, cũng là người học rộng, đa tài như cha. Sau khi cha chết, miền Quan Trung lại xãy ra hỗn chiến giữa Lý Thôi và Quách Dĩ, dân chúng điều lầm than, lưu lý thất tán. Thái Vân Cơ cũng đi tránh loạn, gặp phải quân Hung Nô vào cướp phá. Lính Hung Nô thấy Thái Vân Cơ có nhan sắc liền cướp về đem dâng cho Tả Hiền Vương.

Từ đó, Thái Vân Cơ trở thành phu nhân của Tả Hiền Vương, được Tả Hiền Vương rất sủng ái. Sống ở Hung Nô suốt mười hai năm, tuy sung sướng và cũng quen dần tập quán Hung Nô, nhưng không lúc nào Thái Vân Cơ nguôi lòng nhớ cố quốc.

Lúc này, Tào Tháo nhớ tới con gái người bạn cũ, liền phái sứ giả đem lễ vật tới Nam Hung Nô, đón Thái Vân Cơ về.

Tả Hiền Vương không muốn rời Thái Vân Cơ, nhưng không dám chống lại ý Tào Tháo, đành để Thái Vân Cơ về Hán. Được về nước, Thái Vân Cơ cũng rất muốn, những phải rời bỏ con cái đã sinh ra ở Hung Nô, thì không khỏi thương tâm, liền sáng tác ra bài thơ nổi tiếng phổ vào “Mười tám phách sáo Hổ”

 

Về tới Nghiệp Thành, Tào Tháo thấy nàng một mình một bóng, liền cho nàng tái giá với Đổng Trụ là quan đô úy đồn điền.

Ngờ đâu, một thời gian sau, Đổng Trụ phạm pháp, bị quan trên bắt, ghép vào tử tôi, chuẩn bị hành hình, Thái Vân Cơ hoảng hột, chạy tới Ngụy Vương phủ xin gặp Tào Tháp để cầu xin. Lúc đó, Tào Tháo đang mở tiệc, mời các công khanh đại thần, danh nho học sĩ. Tất cả đang tụ tập trong Vương phủ. Thị Tòng vào báo với Tào Tháo việc Thái Vân Cơ xin gặp. Tào Tháo biết trong số danh sĩ có mặt không ít người từng biết Thái Ung. Liền nói: “Con gái của Thái Ung bị lưu lạc sang nước ngoài nhiều năm, vừa được về nước. Hôm nay cho phép nàng được vào yết kiến các vị, nên chăng”.

Mọi người vui vẻ đồng ý. Tào Tháo liền bảo thị tổng dẫn Thái Vân Cơ vào. Thái Vân Cơ buông xõa đầu tọc, đi chân đất, tiến vào quỳ trước Tào Tháo, xin tha tội cho chồng. Giọng nàng vỡ ra trong nước mắt, lời lẽ hết sức thương tâm, cử tọa có rất nhiều người từng quen biết Thái Ung, thấy tình cảnh đó, hết sức ngậm ngùi thương cảm.

Tào Tháo nghe xong, liền nói: “Tình cảnh của phu nhân thật đáng chiếu cố, nhưng văn bản xử tội đã phát ra biết làm thế nào?”

Thái Văn Cơ năn nỉ: “Trong chuồng ngựa của đại vương có hàng vạn con ngựa tốt, võ sĩ dưới trướng nhiều như cây rừng, chỉ xin đại vương cử một võ sĩ, con ngựa tốt, đi thu lại văn bản thì chồng tiện thiếp sẽ lưu lại được chút mạng thừa.”

Tào Tháo liền viết ngay lệnh xá tội, phái võ sĩ phi ngựa tức tốc đem đi, tuyên bố tha tội chết cho Đổng Tự.

Lúc đó, đang ngày đông tháng giá, Tào Tháo thấy Thái Vân Cơ ăn mặc phong phanh, liền gọi người hầu mang khăn áo cho nàng.

 

Tào Tháo hỏi: “Nghe nói, sinh thời, tôn phụ có tàng trữ nhiều thư tịch quí, nay trong nhà có còn giữ được không?”

Thái Văn Cơ cảm động nói: “Trước kia, cha tiện thiếp cho tiện thiếp hơn bốn ngàn cuốn sách quí, nhưng qua loạn lạc, đã thất tán hết, có điều, tiện thiếp còn nhớ thuộc lòng được hơn bốn trăm thiên.”

Tào Tháo thấy Thái Văn Cơ còn nhớ được nhiều như thế, liền nói: “Ta sẽ cử mười người tới nhà phu nhân, để họ chép lại những đoạn phu nhân còn nhớ. Có tiện không?”

Thái Vàn Cớ nói; “Không cần phải như vậy. Cứ xin đại vương cấp cho giấy mực, tiện thiếp sẽ tự xin chép lại.”

Sau đó, Thái Văn Cơ quả nhiên dựa vào trí nhớ, chép lại mấy trăm thiên sách quí, dâng lên Tào Tháo Tàn Tháo vô cùng mãn ý.

Việc Tào Tháo đón Thái Văn Cơ trở về, đã góp phần bảo tồn một phần di sản văn hoá cổ, Chuyện “Vân Cơ qui Hán” được lưu truyền như một giai thoại trong lịch sử Trung Quốc.

0 0 bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả thảo luận