Chu Mục Vương tên là Cơ Mãn, là con trai của Chu Chiêu Vương, kế vị sau khi Chiêu Vương chết, trị vì 55 năm, thọ 105 tuổi, táng ở ngoại thành phía Tây Nam thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây.
Năm sinh, năm mất: không rõ
* Lúc Cơ Mãn nên trị vì đã 50 tuổi. Theo truyền thuyết Cơ Mãn trong thời gian trị vì, ra lệnh cho Phủ Hậu đặt định ra bộ hình mới, lại xuất quân chinh phạt nước Sở. Về sau lại liên minh với Sở đi tiêu diệt Khuyển Nhung bắt được 5 vương thất của Khuyển Nhung, bắt một số bộ lạc của Khuyển Nhung dời đến Thai Nguyên (nay thuộc phía Tây Nam tỉnh Sơn Tây) mở ra con đường thông thương Tây Bắc.
Thư tịch cổ “Mục Thiên Tử truyền” đào được ở thời Tần có ghi chép về chuyện Cơ Mãn đi chinh phạt ở miền Tây.
Cơ Mãn chọn được con ngựa chạy nghìn dặm, mang 7 đội dũng sĩ, và thưởng châu báu ngọc ngà cho những ai có công, đi từ phía Bắc đến khu vực Nội Mông Cổ rồi hướng tới phía Tây, đi qua nhiều núi sông thuộc Tân Cương, đến được vương quốc của Tây Vương Mẫu, được Tây Vương Mẫu đến tiếp long trọng. Bà ta mở tiệc chiêu đãi, kết tình bằng hữu và dẫn ông ta lên núi Diễn ngắm cảnh phương xa. Ông ta đã khắc trên đỉnh núi dòng chữ: “Vương quốc của Tây Vương Mẫu”, cùng với Tây Vương Mẫu trồng một cây Hòe làm kỷ niệm. Sau đó từ phía Tây tiến đến Cao nguyên Đại Khoáng, sau khi săn bắt được nhiều chim muôn cầm thú quý, quay về phía Đông rồi mới về Cảo Kinh.
Lịch trình đi tuần về miền Tây của Cơ Mãn là hơn 2 năm, đi được hơn 35000 dặm, trong lịch sử đây là chuyến đi lớn. Đi qua nhiều nước bang giao, được nhân dân đón tiếp nhiệt tình chu đáo. Điều này nói rõ những địa vực của Trung Quốc thời đó đã tương đối bao la. Dân tộc Hoa Hạ ở Trung Nguyên và các bộ lạc ở miền Tây rất sớm đã có mối quan hệ bạn bè, gắn bó mật thiết cùng nhau sáng tạo ra văn minh Trung Quốc.
Cơ Mãn bị bệnh chết ở Nam Trịnh (nay huyện Vị Nam tỉnh Thiểm Tây).
Sau khi chết lập miếu đặt hiệu là Mục Vương.
Đế Vương Trung Hoa,